MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giá thực phẩm, trong đó có thịt heo giảm đã "cứu" chỉ số CPI 3 tháng đầu 2022. Ảnh: Ngọc Tuần

Thực phẩm (có lợn) đã cứu giá

Đào Tuấn LDO | 30/03/2022 10:23

Đừng nghĩ lợn chỉ là heo. Không cần phải lên tivi mà mua, cũng không cần phải có ngoặc đơn ngoặc kép gì ở 3 chữ lợn cứu giá. Bởi sự thực đúng là lợn đã cứu giá.

Với 7 đợt điều chỉnh, giá xăng dầu đã phá vỡ kỷ lục lịch sử, với mức tăng 5.900 đồng mỗi lít xăng A95; 5.780 đồng mỗi lít xăng E5 và hơn 6.000 đồng mỗi lít diezen... tổng cộng giá xăng dầu đã tăng 48,81% so với cùng kỳ.

Và trên chỉ số giá tiêu dùng CPI vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chính giá xăng dầu đã “thổi” CPI tăng tới 1,76 điểm phần trăm.

Trong các thống kê quý I, ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhất lại là ngành y tế. Ngành Y tế vừa có sản lượng thực (real) tăng cao nhất (13,2%) vừa có giá dược phẩm và dịch vụ y tế tăng vọt (khoảng 25%). Nguyên nhân không có gì khó hiểu cả: Dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp.

Giá xăng dầu tăng khủng khiếp. Số 1 tăng trưởng thuộc một ngành không người dân nào mong muốn “dự phần”, giá dược phẩm, dịch vụ y tế tăng 25%...Những chỉ số của cơn bão kép: Bão dịch bệnh COVID và bão giá xăng dầu.

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Phạm Thế Anh: GDP thực (cố định giá) tăng 5,03% còn GDP danh nghĩa (theo giá hiện hành) tăng 11,4%. Tức là mức giá chung của các sản phẩm mà nền kinh tế sản xuất ra tăng khoảng 6,4%.

Xăng dầu, cũng với các cú “kích giá” sau mỗi lần điều chỉnh khiến CPI 3 tháng đầu năm đã lên ngót 2%.

Vậy là mỗi tháng, đồng tiền trong túi lại hụt đi một chút về giá trị.

Nói như tiến sĩ Đại học RMIT Phạm Công Hiệp: Với người dân, lạm phát chỉ đơn giản là giá tăng hay giảm. Nếu ngày sau tiền mua đồ ăn thức uống cao hơn ngày trước, tháng sau chi tiêu tốn kém hơn tháng trước là họ lo lắng.

Nhưng trong cái rủi cũng có cái may.

Trong rổ hàng hoá tính CPI, giá thực phẩm giảm 1,2% so với năm ngoái.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn