MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê. Ảnh: Hải Nguyễn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây nhà ở cho công nhân là giải pháp cần và cấp thiết

Hoàng Văn Minh LDO | 27/10/2023 11:01

Về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê.

Đề xuất quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, như khoản 4 Điều 80, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có những bước tiến quan trọng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại kỳ họp thứ 6, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo là “đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1”. Phương án này tiếp thu ý kiến của Chính phủ và Tổng LĐLĐVN theo hướng quy định Tổng LĐLĐVN là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành với ý kiến xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp như quy định của dự thảo luật do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5.

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án quy định Tổng LĐLĐVN là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê là một tin không thể vui hơn đối với hàng triệu công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp trên cả nước và cả tổ chức Công đoàn. Bởi việc này vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐVN, hiện cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Với công nhân lao động thì việc làm, thu nhập, trường lớp cho con đi học và nhà ở là những chủ đề nóng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tâm tư cũng như năng suất làm việc nhiều nhất.

Thực tế thì việc làm và thu nhập đôi khi nằm ngoài tầm với vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trường lớp cho con công nhân đi học, và bây giờ là nhà ở, là những vấn đề mà tổ chức Công đoàn đã, đang và có thể phối hợp, tham gia thực hiện để thể hiện rõ hơn nữa vai trò, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động của mình, đặc biệt là vấn đề quyền an sinh nhà ở.

Việc này không chỉ là cần thiết mà còn cấp thiết, là bản lề, tiền đề hoàn thành các mục tiêu lớn trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở cho công nhân rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước còn hạn chế và doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội nói chung.

Ai cũng biết muốn “lạc nghiệp” thì phải “an cư”. Nhưng với tình trạng công nhân không có nhà ở ổn định, phải thuê trọ giá cao và con cái không có trường lớp để đi học, nhiều trường hợp phải cắn răng gửi con về quê cho ông bà như hiện nay thì ngay cả việc giữ được sự hài hòa, ổn định từ trong doanh nghiệp ra ngoài xã hội thôi cũng đã nghe khó đủ bề.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn