MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Không đánh đập, bạo hành, đòn roi... đã được khuyến cáo từ rất nhiều năm, và hôm nay chúng ta sững sờ trước sự thật là roi mây dạy trẻ được mua bán cực kỳ công khai. Ảnh: Chụp màn hình

Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Cây roi mây, “hội chứng Cinderella”

Anh Đào LDO | 30/12/2021 14:56

Dì ghẻ” mua roi mây ở đâu? Tại sao lại là roi mây? Và sự bạo hành là vì “hội chứng Cinderella”? Vì “góc khuất sau 4 bức tường”?

Vụ bé gái 8 tuổi bị đánh đập, bị bạo hành đang gây ra làn sóng phẫn nộ khủng khiếp trong dư luận xã hội.

Cũng phải thôi. Sự tàn bạo có thể nhìn thấy trên những vết thương bằng chứng, từ những ngọn “roi mây bị đánh đến gãy. Và, đáng sợ nhất là từ những bức ảnh “gia đình” với những nụ hôn trưng đầy trên facebook cá nhân như một “vật trang trí”, về sự đầm ấm, của gia đình, của hạnh phúc.

Câu hỏi đúng, phải là: Vì sao “dì ghẻ” vẫn bạo hành và vẫn post ảnh những nụ hôn viên mãn.

Báo chí sáng nay dẫn lời một chuyên gia tâm lý học tội phạm “giải mã” hành vi của “dì ghẻ” bằng Cinderella”- hội chứng lấy tên từ chuyện cổ tích về một bé gái bị dì ghẻ ngược đãi.

Nghe cũng có lý: “Tuesday” ("người thứ ba) ghen ngược, thách thức, đe doạ suốt một thời gian dài khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.

Và “dì ghẻ” sau đó muốn xoá bỏ tất cả hình ảnh của vợ cũ ra khỏi ra đình. Từ việc đuổi người giúp việc, vứt bỏ đồ đạc liên quan đến vợ cũ. Hội chứng Cinderella xuất hiện khi đứa bé, như một hình ảnh của vợ cũ, như một cái gai.

Ngay bức ảnh nụ hôn gia đình kia nữa, cũng đang ẩn chứa hội chứng Cinderella khi “dì ghẻ” cố bày tỏ ra bên ngoài rằng mình ổn. Một “cái ổn” bằng cách xả hận vào đứa “con ghẻ”, sau bốn bức tường.

Cũng phải thừa nhận rằng tình trạng bạo lực trẻ em không còn là những hiện tượng đơn lẻ nữa.

Và khi ấy đòn roi đã được nhắc tới, đừng ngạc nhiên, đa số lại đến từ những người thân yêu ruột thịt nhất.

Mấy năm rồi, và hôm nay, cây roi mây thành trends. Trong sự sững sờ rằng tại sao người ta có thể công khai mua bán một công cụ giáo dục không khác gì tra tấn như vậy?!

Trở lại với "hội chứng Cinderella", người ta nói nó không thể xuất hiện nếu không có “sự khép kín của bốn bức tường”, trong ý nghĩa thiếu sự can thiệp của các tác nhân xã hội, như họ hàng/giáo viên/hàng xóm/cảnh sát/các nhà hoạt động xã hội…

Nhưng tôi nghĩ khác. Chẳng thể nào ngăn chặn được bạo lực với con trẻ nếu không có một “bức tường” ngay trong nhận thức của chúng ta. Bức tường giới hạn ấy nói rằng ngọn roi vung lên, những lời nhiếc mắng chửi rủa tuôn ra, cả những áp lực việc học hành, thi cử, hôn nhân nữa... thì đó đã chính là bạo lực.

Vụ bạo hành vì thế, rất nên trở thành một ngọn roi cho người lớn chúng ta.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn