MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: AFP

10 dấu hiệu thiếu sắt ở phụ nữ và thực phẩm giúp ngăn ngừa

Nguyễn Hạnh LDO | 10/11/2021 15:00
Bài viết cung cấp kiến thức về 10 dấu hiệu thiếu sắt ở phụ nữ và nên ăn những thực phẩm nào để ngăn thiếu sắt.

Theo Science Times, thiếu sắt được định nghĩa là cơ thể không đủ chất sắt để giúp vận chuyển ôxy qua máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Hiệp hội Các nhà gây mê cho biết, tỉ lệ thiếu sắt được ghi nhận cho thấy, 15-18% trường hợp là phụ nữ.

Thiếu sắt thường dẫn đến tình trạng thiếu máu, nhưng không có nghĩa là bất kỳ ai bị thiếu sắt cũng sẽ thiếu máu. Vậy làm thế nào để biết bạn có bị thiếu sắt hay không?

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (OASH) thuộc Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Trong đó, cơ thể không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc các tế bào máu này không hoạt động bình thường.

Cơ thể cần sắt để tạo ra hemoglobin - thứ mang ôxy đi khắp cơ thể, và việc thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng hoặc bệnh tật. OASH cho hay, thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vì họ cần hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, có tới 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu sắt do kinh nguyệt ra nhiều. Các nhóm tuổi khác có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng của thiếu sắt

Theo Express.co.uk, thiếu sắt thường khó phát hiện. Một số người thậm chí không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Nhưng khi nó trở nên tồi tệ hơn, những người bị thiếu sắt có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi.
  • Móng tay dễ gãy.
  • Nhức đầu.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp.
  • Hội chứng Pica (thèm ăn các đồ không phải thực phẩm, như đất hoặc giấy).
  • Khó thở hoặc đau ngực.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Yếu đuối.

Những ai gặp phải các triệu chứng trên thì nên đi khám ngay để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu sắt?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo Mayo Clinic, ăn thực phẩm giàu chất sắt có thể làm giảm nguy cơ thiếu sắt. 

Thực phẩm giàu chất sắt gồm: Hải sản, đậu, rau lá xanh đậm, trái cây sấy khô, ngũ cốc tăng cường chất sắt, bánh mì, mì ống và thịt đỏ (thịt lợn, thịt gia cầm). 

Cơ thể thường hấp thụ nhiều chất sắt trong thịt hơn. Nhưng đối với người không ăn được thịt thì nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất sắt, để hấp thụ một lượng tương đương với người ăn thịt và để bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Ăn thực phẩm có chứa vitamin C cũng giúp tăng cường hấp thu sắt. Chẳng hạn như, bông cải xanh, bưởi, kiwi, rau ăn lá, dưa, cam, dâu tây, ớt và quýt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn