Ăn chậm
Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí BMJ Open, những người ăn chậm có nguy cơ béo phì thấp hơn 42% so với những người ăn nhanh.
Khi bạn ăn nhanh sẽ không có thời gian để các hormone trong ruột báo hiệu cho não rằng bạn đã no. Một số mẹo giúp bạn giảm tốc độ ăn như đặt đũa xuống giữa các lần ăn, nhai và nuốt thức ăn trước khi ăn thêm...
Không xem điện thoại, ti vi trong khi ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học bang North Carolina ở Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu hướng dẫn những người muốn giảm cân tiếp tục ăn những thực phẩm họ yêu thích, ngay cả những món ăn có hàm lượng calo cao, nhưng chỉ tránh xa những thứ gây xao lãng như điện thoại, ti vi...
Họ phát hiện ra rằng những người không xem điện thoại, ti vi giảm được trung bình gần 2kg trong 15 tuần so với những người không thực hiện.
Kết quả cho thấy, bạn ăn trong khi mất tập trung sẽ bỏ lỡ cả cảm giác thích thú và khả năng nhận biết khi nào mình đã no.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm tăng mức độ ghrelin - một loại hormone kích thích cơn đói và làm giảm leptin - hormone gây cảm giác no.
Các nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu cho thấy, chỉ một đêm nghỉ ngơi không đầy đủ có thể gây rối loạn tín hiệu đói cho não của bạn. Do đó, đối với người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.