MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

4 dấu hiệu bất thường trên đầu ngón tay, cảnh báo bệnh cao huyết áp

THUỲ DƯƠNG (THEO aboluowang) LDO | 29/11/2022 18:00

Cao huyết áp là một bệnh lý về tim mạch phổ biến. Nếu không được kiểm soát tốt, cao huyết áp sẽ gây ra tổn thương cho các cơ quan như tim, não và thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận và các bệnh nguy hiểm khác. 

1. Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp

Ở giai đoạn đầu, bệnh cao huyết áp thường ít có biểu hiện rõ ràng. 4 biểu hiện bất thường của ngón tay dưới đây có thể do cao huyết áp gây ra:

Thường xuyên tê đầu ngón tay

Người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não, chèn ép lên hệ thần kinh trung ương gây tê liệt ngón tay.

Ngoài ra, do tắc nghẽn mạch máu, máu lưu thông kém, các ngón tay thường yếu, không có sức. Khi các ngón tay thường xuyên có cảm giác tê và yếu, bạn nên cân nhắc kiểm tra xem mình có bị cao huyết áp hay không.

Cứng đầu ngón tay

Ở một mức độ nhất định, sự mềm mại của các đầu ngón tay có thể cho biết về tình trạng sức khoẻ của một người.

Nếu đầu ngón tay thường xuyên cứng và thiếu linh hoạt, điều này có nghĩa là lượng máu cung cấp cho các ngón tay đang không đủ. Dấu hiệu này cũng có thể đang báo động những dấu hiệu ban đầu của của bệnh cao huyết áp. 

Sưng mạch máu đầu ngón tay

Nếu bạn phát hiện đầu ngón tay có mạch máu lồi ra ngoài, đặc biệt, nếu hiện tượng này xuất hiện ở ranh giới giữa ngón tay cái và lòng bàn tay, điều này rất có thể là dấu hiệu của các bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Mụn nhỏ trên ngón tay

Khi hàm lượng cholesterol trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, trên ngón tay rất dễ mọc một số mụn nhỏ màu trắng. Nồng độ cholesterol tăng cao sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị chậm lại, tăng sự chèn ép lên mạch máu, dễ gây ra bệnh cao huyết áp .

2. Lưu ý với bệnh nhân cao huyết áp

Trong năm, mùa đông thường là mùa cao điểm khiến tỉ lệ người mắc cao huyết áp tăng cao. Đối với người bệnh cao huyết áp cần lưu ý:

Không nên dậy sớm

Đối với người bệnh cao huyết áp, đặc biệt là vào mùa đông bệnh nhân không nên dậy sớm. Buổi sáng mùa đông, nhiệt độ thấp sẽ khiến co mạch máu dễ khiến huyết áp tăng cao.

Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng

Để ổn định huyết áp, bệnh nhân cần chú ý uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đặc biệt là vào mùa đông, thời điểm huyết áp dễ dao động.

Thường xuyên đo huyết áp

Đo và ghi lại sự thay đổi huyết áp thường xuyên sẽ khiến bạn nhanh chóng phát hiện sự thay đổi và điều chỉnh khi có bất thường

Ổn định cảm xúc

Trạng thái tâm lý, cảm xúc ổn định không vui, buồn, cáu kỉnh, lo lắng thất thường rất có lợi cho việc ổn định huyết áp. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn