MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người có lượng đường huyết cao cần lưu ý một số điều khi ăn cơm. Đồ hoạ: Hạ Mây

4 điều lưu ý khi nấu cơm dành cho người có lượng đường huyết cao

HẠ MÂY (Theo aboluowang) LDO | 05/04/2023 12:00
Nhiều người sau khi mắc đường huyết cao, đái tháo đường (tiểu đường) thường bỏ cơm, thậm chí còn đổ lỗi cho bệnh tiểu đường của mình là do cơm. Tuy nhiên, việc ăn cơm với lượng vừa phải và cách ăn đúng sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng này.

Không ăn gạo trắng

Tốt nhất nên ăn gạo trắng cùng ngũ cốc, dùng ngũ cốc nguyên hạt thay cho 1/3 - 1/2 gạo trắng, chẳng hạn như đậu xanh, đậu tây trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen và các loại thực phẩm khác.

Việc này không chỉ có thể ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn mà còn tăng cường hấp thụ chất xơ, cảm giác no lâu hơn và có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn tốt hơn.

Không nấu quá lâu, nhiều nước

Vì càng cho nhiều nước, nấu càng lâu thì đường huyết sau bữa ăn càng dễ tăng cao.

Không ngâm gạo lâu

Cùng một lượng nước, ngâm gạo vài giờ trước khi nấu dễ làm tăng đường huyết hơn so với nấu trực tiếp mà không ngâm.

Ăn cơm cùng rau và thực phẩm khác

Ăn cơm cùng với rau và thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như cơm đậu xanh với ức gà. Đồng thời, trong bữa ăn nên chọn ăn rau trước rồi mới ăn cơm, bữa ăn hỗn hợp như vậy càng có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Cơm là món đóng vai trò quan trọng trên bàn ăn, đồng thời cũng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Do đó, nếu bạn bị đường huyết cao, bệnh tiểu đường thì không cần phải từ chối ăn cơm hoàn toàn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn