MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

5 nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh sỏi thận

Hồng Nhật (T/H) LDO | 12/03/2021 16:07

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến về đường tiết niệu. Nhận biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.

Bệnh sỏi thận là gì?

Nguyên nhân mắc sỏi thận chủ yếu từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Đồ họa: Hồng Nhật

Bệnh sỏi thận là hiện tượng muối và khoáng chất bị lắng cặn bên trong thận. Đây là căn bệnh thường xuất hiện trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Không bổ sung đủ nước cho cơ thể

Cơ thể không đủ nước là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận, làm cho lượng nước tiểu ít. Lượng nước tiểu ít và quá đặc làm hạn chế khả năng hòa tan và đào thải các chất cặn bã, khi đó các chất khoáng như canxi, oxalic sẽ kết tụ nhiều ở thận lâu ngày hình các cục sỏi.

Nguyên nhân này xuất phát từ việc người bệnh không cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày hoặc do thời tiết nắng nóng, vận động nhiều gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn quá mặn làm tăng đào thải natri (muối), kéo theo các ion canxi cũng tăng tại ống thận. Nồng độ canxi quá cao sẽ tạo điều kiện hình thành các loại sỏi: canxi oxalat, canxi photphat, canxi cacbonat.

Chế độ ăn giàu protein động vật, làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi, giảm hấp thu citrate gây nên sỏi. Ngoài ra, thừa đạm còn làm tăng nồng độ uric máu, nhẹ có thể gây lắng đọng uric tại thận gây nên sỏi uric.

Bên canh đó, trà đặc, cà phê, socola, bột cám, rau muống, cải xoăn sò, ốc là các thực phẩm chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Bổ sung dưỡng chất sai cách

Bổ sung thừa vitamin C và canxi làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Vitamin C thừa trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành oxalat đào thải ra ngoài tại thận. Khi uống canxi không đúng chỉ định và uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây quá tải cho thận và tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Ngoài ra, thừa canxi còn gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm cần thiết.

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Tiêu chảy, viêm loét đại tràng hay phẫu thuật dạ dày, ruột có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tiêu chảy làm cơ thể mất đi 1 lượng chất lỏng, từ đó làm giảm lượng nước tiểu.

Lúc này oxalate trong nước tiểu tăng cao do cơ thể phải hấp thu oxalate quá mức từ ruột. Lượng nước tiểu ít và nồng độ oxalate trong nước tiểu tăng cao gây hình thành sỏi thận oxalat canxi.

Có người thân từng mắc sỏi thận

Có đến gần 25% tỉ lệ mắc sỏi thận là do gene. Do vậy, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh sỏi thận sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn