MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
6 mẹo giúp hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường. Ảnh: Theo Healthshots.

6 mẹo giúp hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

THUỲ DƯƠNG (THEO healthshots) LDO | 06/09/2024 11:00

Tiêu thụ quá nhiều đường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, dưới đây là 6 mẹo để giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Tại sao đồ uống có đường không tốt cho sức khỏe

Nhiều calo: Đồ uống có đường chứa nhiều “calo rỗng" vì chúng cung cấp rất ít hoặc không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, gây tăng cân.

Tăng cân: Uống nhiều đồ uống có đường tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Không giống như thực phẩm rắn, đồ uống có đường không làm bạn no, vì vậy bạn có thể tiêu thụ nhiều calo hơn. Lượng calo dư thừa trong những loại đồ uống này có thể khiến người uống tăng cân.

Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính: Thường xuyên uống đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Hàm lượng đường cao trong những đồ uống như vậy có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, đây là tiền thân của bệnh tiểu đường.

Các vấn đề về răng miệng: Đường trong những đồ uống này có thể gây sâu răng nếu tiêu thụ thường xuyên. Đường có thể tương tác với vi khuẩn trong miệng và tạo ra axit gây mòn men răng.

Làm thế nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

1. Thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc: Có nhiều loại đồ uống lành mạnh, nhưng nước lọc là lựa chọn thay thế tốt nhất cho đồ uống có đường vì không chứa calo. Để nước dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào nước lọc vài lát chanh hoặc dưa chuột.

2. Chọn đồ uống không đường: Chọn các loại đồ uống không đường như trà, cà phê hoặc sữa hạt, nếu bạn cần một chút ngọt, hãy thêm một lượng nhỏ mật ong hoặc jaggery, nhưng ở mức vừa phải.

3. Ăn sinh tố: Bỏ qua trà và soda có đường, và hãy thử uống sinh tố tự làm. Hãy cho bất kỳ loại trái cây hoặc rau nào bạn thích vào máy xay sinh tố cùng với sữa ít béo hoặc sữa chua rồi thưởng thức.

4. Giảm dần lượng đường: Nếu bạn uống đồ uống rất ngọt, hãy thử giảm dần lượng đường. Ví dụ, nếu bạn thường thêm ba thìa đường vào trà hoặc cà phê, hãy thử giảm xuống còn hai thìa và sau đó là một thìa theo thời gian.

5. Không mua, dự trữ đồ uống có đường trong nhà: Để hạn chế uống đồ uống có đường, đừng mua chúng rồi để sẵn trong tủ lạnh. Thay vì mua đồ uống có đường, hãy tích trữ những đồ uống lành mạnh như trà thảo mộc hay nước ngâm hoa quả.

6. Đọc nhãn cẩn thận: Hãy chú ý đến hàm lượng đường trong đồ uống bạn muốn mua bằng cách đọc nhãn dinh dưỡng. Nếu các thuật ngữ như xi-rô ngô, fructose hoặc sucrose được đề cập, đừng mua chúng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn