MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

6 mẹo kiểm soát lượng đường trong máu tránh tăng cao sau bữa ăn

Hương Lê LDO | 02/07/2023 23:00

Bạn có thấy lượng đường trong máu tăng cao sau khi dùng bữa? Dưới đây là 6 mẹo có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Bạn có thường cảm thấy lờ đờ hoặc ủ rũ sau khi ăn không? Theo Health Shots, nếu câu trả lời là có thì bạn nên biết rằng đây là những triệu chứng điển hình của việc tăng đột biến lượng đường trong máu xảy ra sau bữa ăn.

Việc lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn là chuyện thường xảy ra, ngay cả ở những người không bị tiểu đường.

Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Và bạn cần thay đổi để quản lí sức khỏe của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo Health Shots, dưới đây là một số mẹo hiệu quả có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tránh tăng cao sau khi ăn.

Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ là một loại carbohydrate không bị phân hủy trong cơ thể, vì vậy việc tiêu thụ chất xơ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu vì chỉ tạo ra một lượng đường rất nhỏ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh gợi ý rằng tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Không chỉ vậy, tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ còn giúp bạn no nhanh, không bị cảm giác thèm ăn.

Không nằm ngay sau khi ăn: Hãy giơ tay nếu điều đầu tiên bạn làm sau khi ăn là nằm xuống vì bạn cảm thấy quá lười biếng để làm bất cứ điều gì.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nằm xuống hoặc ngồi ngay sau khi ăn có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh. Khi bạn làm điều này, cơ bắp của bạn không thể chuyển thêm glucose vào máu.

Tốt hơn là nên đi bộ chậm một lúc sau khi ăn để thúc đẩy độ nhạy insulin. Đó cũng là một cách tốt để sử dụng glucose hiệu quả hơn.

Thực hành kiểm soát khẩu phần ăn: Một trong những cách tốt nhất để tránh tăng đột biến lượng đường sau bữa ăn là kiểm soát lượng bạn ăn.

Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, nhưng đừng ăn quá nhiều trong một lần, để tránh lượng đường tăng đột biến sau khi ăn.

Nếu bạn tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn, lượng đường trong máu của bạn sẽ được duy trì ở mức cân bằng và sẽ không có sự dao động đột ngột.

Ăn thực phẩm ít đường huyết: Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là những thực phẩm nên ăn để tránh tác động quá lớn đến lượng đường trong máu của bạn.

Cho dù bạn là bệnh nhân tiểu đường hay có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đưa nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp vào chế độ ăn uống của mình.

Theo dữ liệu của Trường Y Harvard, thực phẩm có chỉ số đường huyết càng thấp thì tốc độ tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn càng chậm.

Nếu bạn không thể tránh xa các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh pizza, bánh mì hoặc cơm thì hãy chú ý đến số lượng bạn ăn.

Không bỏ bữa sáng: Nhiều người thường nghĩ rằng bữa tối sẽ là bữa ăn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến, nhưng thực tế không phải vậy.

Từ bữa sáng, bữa trưa cho đến bữa tối hay kể cả ăn vặt, mọi thứ bạn ăn trong ngày đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

Trên thực tế, bỏ bữa sáng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh trong bữa ăn tiếp theo. Vì thế hãy cố gắng ăn bữa sáng và kết hợp protein, carbs phức hợp, chất béo lành mạnh trong bữa sáng của bạn.

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên: Điều quan trọng bạn cần thường xuyên làm là kiểm tra lượng đường trong máu của mình. Đặc biệt là đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải biết điều gì gây ra sự tăng đột biến và điều gì có thể kiểm soát mức độ. Như vậy, bạn sẽ biết được bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn