MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một số thực phẩm chứa tinh bột giúp kiểm soát axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây

7 thực phẩm chứa tinh bột, hỗ trợ kiểm soát axit uric

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) LDO | 18/10/2023 21:30

Thực phẩm chứa tinh bột là nguồn cung cấp carbohydrate chính cho cơ thể. Khi cơ thể không đủ carbohydrate, mô mỡ dễ dàng được huy động và phân hủy để tạo ra một chất gọi là thể ketone. Thể này sẽ ức chế sự bài tiết axit uric. Vì vậy, ăn các thực phẩm chứa tinh bột có lợi cho việc bài tiết axit uric.

Khoai lang

Khoai lang giàu chất xơ, tinh bột, pectin, vitamin C và kali, có tác dụng hạ lipid máu. Đồng thời, khoai lang có thể duy trì cân bằng axit-bazơ của cơ thể, thúc đẩy đào thải axit uric, giúp bệnh nhân gút giảm cân và giảm các cơn đau do gút.

Hạt kê

Hạt kê có hàm lượng purine rất thấp nhưng lại giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, kali và magie.

Thường xuyên ăn hạt kê có thể thúc đẩy cân bằng điện giải trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bài tiết muối urê và giúp giảm các triệu chứng bệnh gút, trầm cảm và các cảm xúc khác do căng thẳng gây ra.

Khoai môn

Khoai môn chứa một lượng tinh bột và chất xơ tốt. Đây là thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hòa các chất axit tích tụ trong cơ thể, điều phối cân bằng axit-bazơ của cơ thể và có thể làm giảm các triệu chứng như sưng khớp và đau ở người có axit uric cao, bệnh nhân gút.

Lúa mạch

Theo nhiều nghiên cứu, lúa mạch có chứa triterpenoid, polysaccharides, sterol và các thành phần chức năng khác, có thể làm giảm viêm, lợi tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bài tiết urat ra khỏi cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, dầu lúa mạch có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa axit uric, tiểu đường.

Ngô

Ngô có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp. Đặc biệt, ngô có hàm lượng purine thấp nên người có nồng độ axit uric cao thường xuyên ăn có thể giúp giảm triệu chứng.

Chất béo có trong ngô là axit béo không bão hòa, góp phần vào quá trình chuyển hóa bình thường của chất béo và cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, ngô thích hợp cho những người bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch vành.

Yến mạch

Yến mạch rất giàu chất xơ, kali, magie và chất xơ hòa tan, có thể làm giảm chất béo, lượng đường trong máu. Đồng thời, yến mạch thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải và axit uric trong cơ thể.

Tiêu thụ yến mạch thường xuyên có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh gút kết hợp với bệnh tiểu đường.

Khoai tây

Khoai tây không chứa nhiều chất purine nhưng rất giàu vitamin và kali, ăn uống hợp lý sẽ có lợi cho việc bài tiết axit uric. Đặc biệt khi nồng độ axit uric quá cao, ăn khoai tây một cách hợp lí sẽ giúp cơ thể hồi phục, ngăn chặn nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao và gây ra bệnh gút.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn