MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người axit uric cao nên ăn dưới 80g sầu riêng mỗi ngày. Đồ họa: Thùy Dung

Axit uric cao có nên ăn bơ, xoài, đu đủ, sầu riêng không?

Thùy Dung (T/H) LDO | 16/05/2024 15:46

Người có axit uric cao có thể ăn bơ, xoài, sầu riêng với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Axit uric cao có thể ăn bơ

Trong thành phần của quả bơ có chứa chất chống oxy hóa và anti-inflammatory tự nhiên, được gọi là polyphenol và carotenoid. Những chất này có công dụng ngăn cản sự tích tụ của axit uric tại các khớp, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh gout.

Bên cạnh đó, bơ cũng có chứa chất xơ, kali và vitamin C... hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho những bệnh nhân mắc gout, hỗ trợ bài tiết axit uric ra ngoài cơ thể. Vitamin E có trong bơ thúc đẩy sự phục hồi của sụn tại các khớp.

Đặc biệt, loại quả này còn có cung cấp chất béo tốt, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm soát cân nặng cho những bệnh nhân gout. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, không nên lạm dụng bơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày, chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đu đủ xanh tốt cho người axit uric cao

Trong Đông y, đu đủ xanh có vị ngọt, tính hàn với tác dụng nổi bật là hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Loại quả này xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc điều trị xương khớp.

Đu đủ xanh chứa khoáng chất như vitamin B1, B6, kali, canxi, magie, kẽm, nước, chất xơ, vitamin… cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là loại quả có tính kiềm cao giúp trung hòa axit uric trong cơ thể.

Có đến 90% thành phần của đu đủ xanh là nước nên bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp tăng khả năng đào thải axit uric qua đường tiểu. Không chỉ vậy, nhựa đu đủ còn chứa thành phần papain có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng và ức chế hình thành axit uric.

Người có axit uric cao có thể ăn bơ, xoài, sầu riêng với lượng vừa đủ. Đồ họa: Thùy Dung

Ăn xoài có lợi cho người axit uric cao

Xoài được xếp vào loại hoa quả giàu kali, tốt cho quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lượng lớn vitamin C và folate trong xoài còn có khả năng ức chế sự hình thành của axit uric, giảm đau, giảm viêm hiệu quả.

Tuy nhiên, trong thành phần của xoài chín có chứa nhiều oxalat. Chất này khi đi vào cơ thể có thể phản ứng với axit uric tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những người có nồng độ axit uric cao nên sử dụng xoài với số lượng vừa phải, dưới 100g mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định.

Người axit uric cao có thể ăn sầu riêng

Sầu riêng là loại quả giàu dinh dưỡng, có vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Trong 100g sầu chứa 147calo, carbohydrate 27,1g, protein 1,47g, chất béo 5,33g, chất xơ 3,8g, vitamin và các khoáng chất như vitamin A, vitamin C, magie, sắt, đồng, canxi, kali, phốt pho...

Ăn sầu riêng giúp duy trì huyết áp, cung cấp năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm stress, thúc đẩy sự hình thành của hồng cầu... Đặc biệt, người mắc bệnh gout hoặc những người có hàm lượng axit uric cao có thể ăn loại trái cây nhiệt đới này để bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, do hàm lượng dinh dưỡng trong sầu riêng cao nên dễ gây tăng cân. Vì vậy, những bệnh nhân axit uric cao nên tiêu thụ một lượng vừa đủ (khoảng 80g mỗi ngày) để kiểm soát cân nặng, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn