MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người có axit uric cao có thể sử dụng tinh bột từ khoai lang, khoai tây, khoai môn. Đồ hoạ: Thuỳ Dung

Axit uric cao có nên ăn khoai lang, ngô, khoai tây không?

Thùy Dung (T/H) LDO | 26/05/2024 08:00

Người có axit uric cao có thể sử dụng tinh bột từ khoai lang, khoai tây, khoai môn... mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người axit uric cao có thể ăn khoai lang

Khoai lang là loại củ có chứa tinh bột nhưng giàu chất xơ, pectin, kali, vitamin C, kali. Trong thành phần của khoai lang còn chứa nhiều thành phần có công dụng hạ lipid máu và có thể duy trì cân bằng axit-bazơ của cơ thể. Nhờ vậy, việc bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, giảm biểu hiện viêm, sưng đau của bệnh gout.

Đặc biệt, trong 100g khoai lang chỉ chứa khoảng 20mg purin. Đây là lượng purin lý tưởng trong thực phẩm mà người có nồng độ axit uric cao tin tưởng sử dụng.

Khoai môn an toàn với người axit uric cao

Giống như khoai lang, khoai môn chứa tinh bột và lượng lớn nhóm chất xơ tốt cho cơ thể. Loại thực phẩm nào có tính kiềm cao nên có khả năng hỗ trợ trung hòa các axit uric dư thừa tích tụ trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric được kiểm soát, cách biểu hiện viêm, sưng đau và khó chịu do gout cũng dần biến mất.

Axit uric cao nên bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn

Một đặc điểm then chốt khiến khoai tây trở thành loại thực phẩm ‘quen mặt’ trong khẩu phần ăn uống khoa học của người bệnh gout là hàm lượng purin của loại thực phẩm này tương đối thấp. Ngoài ra, loại rau củ này còn chứa nhiều vitamin, kali bổ trợ cho quá trình bài tiết axit uric.

Người axit uric cao có thể ăn ngô, khoai mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồ họa: Thùy Dung

Đặc biệt, khi nồng độ axit uric tăng cao, khoai tây sẽ là lựa chọn tốt để cơ thể không phải chịu thêm áp lực từ nhóm thực phẩm giàu purin. Thậm chí, ăn khoai tây hợp lý còn có thể ngăn chặn nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao.

Yến mạch rất tốt cho người axit uric cao

Hàm lượng purin trong 100g yến mạch dao động trong khoảng từ 50-100mg tùy loại. Trong thành phần của yến mạch có chứa kali, magie và lượng lớn chất xơ hòa tan có công dụng hòa tan chất béo và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong yến mạch còn giúp thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể.

Axit uric cao có thể ăn ngô

Trong thành phần của ngô có chứa các carbohydrate và protein cao nên có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều chất xơ nên kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Người có hàm lượng axit uric cao có thể sử dụng ngô trong khẩu phần ăn uống hàng ngày mà không lo những tác động xấu đến cơ thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn