MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc bổ sung mướp đắng vào thực đơn ăn uống của người bệnh gout là sự lựa chọn tốt, hỗ trợ điều hòa axit uric một cách hiệu quả. Đồ hoạ: Thuỳ Dung

Axit uric cao có nên ăn mướp hương, mướp đắng, su su không?

Thùy Dung ( Dịch zhihu ) LDO | 20/05/2024 10:00

Người có axit uric cao có thể ăn mướp hương, mướp đắng và su su mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định.

Axit uric cao nên ăn mướp hương

Mướp hương là một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 100g mướp hương chỉ chứa khoảng 50mg purin, một hàm lượng thấp không gây hại cho những người mắc axit uric trong máu cao.

Tuy nhiên, mướp hương lại cung cấp 10 loại vitamin, 9 khoáng chất và nhiều chất chống ôxy hóa khác nhau. Các chất dinh dưỡng này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi quá trình ôxy hóa, duy trì sự sống của tế bào, kháng viêm, đặc biệt là tế bào mô sụn tại các khớp xương.

Đáng chú ý hơn, hàm lượng vitamin C dồi dào trong mướp hương giúp làm giảm lượng axit uric trong máu thông qua việc kích thích thận lọc và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy, thói quen bổ sung mướp hương vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn bệnh gout và hạn chế các triệu chứng đau đớn do bệnh tái phát.

Su su tốt cho người axit uric cao

Trong thành phẩm của su su, hàm lượng purin tương đối thấp nên loại quả này hoàn toàn an toàn với người bệnh gout.

Ngoài ra, trong su su còn chứa carotene, vitamin C, protein và các chất dinh dưỡng khác, giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là một trong những loại rau củ có hàm lượng chất xơ cao, có khả năng ngăn ngừa táo bón cho bệnh nhân gout.

Axit uric cao nên ăn mướp đắng, su su, mướp hương để kiểm soát axit uric. Đồ họa: Thùy Dung

Người có hàm lượng axit uric cao nên ăn su su điều độ, tránh ăn quá nhiều su su để không gây ảnh hưởng đến chức năng lá lách, dạ dày. Không nên ăn su su với cua, cá chim, mực… để tránh gây tiêu chảy.

Những bệnh nhân đi tiểu nhiều, loét dạ dày, bệnh nhân tỳ vị hư nhược không nên ăn su su để tránh khiến tình trạng bệnh chuyển nặng.

Mướp đắng hỗ trợ đào thải axit uric

Các alcaloid quinin có trong thành phần của mướp đắng có tác dụng lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric.

Ngoài ra, những người có axit uric cao và những bệnh nhân gout còn dễ mắc biến chứng tiểu đường. Chất saponin trong mướp đắng có tác dụng tương tự như insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Việc bổ sung mướp đắng vào thực đơn ăn uống của người bệnh gout là sự lựa chọn tốt, hỗ trợ điều hòa axit uric một cách hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn nhiều cách chế biến khác nhau như ăn sống, xào cùng trứng hoặc nấu canh mướp đắng...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn