MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những xét nghiệm bạn nên thực hiện sau khi đã khỏi COVID-19. Đồ hoạ: Ánh Nhiên

Bác sĩ chia sẻ cách chủ động theo dõi sức khoẻ sau khi điều trị COVID-19

ÁNH NHIÊN LDO | 05/10/2021 10:00
Hầu hết trường hợp mắc COVID-19, quá trình hồi phục mất khoảng 2 tuần và khoảng 1 tháng đối với những người bị nặng. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, bạn cần phải theo dõi các vấn đề sức khỏe khác, bởi cơ thể có thể trở nên yếu đi sau khi chống lại virus SARS-CoV-2. 

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Tấn Thọ - Khoa Y, Trường Đại học Y dược Cần Thơ - chia sẻ: Sinh lý bệnh của nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra các triệu chứng từ đơn giản đến trầm trọng hơn cho người bệnh, như: Rối loạn đông máu, rối loạn chức năng đa cơ quan, trong đó phổ biến nhất là ảnh hưởng đến phổi, tim và thận. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có biểu hiện khác nhau, từ đó có những xét nghiệm phù hợp theo từng giai đoạn. 

Đối với người bệnh F0 sau điều trị, F0 không triệu chứng có nhu cầu chủ động theo dõi sức khỏe, cần quan tâm đến chức năng hô hấp và huyết động. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa bệnh. Vì vậy, bạn chủ động theo dõi sức khỏe của mình sau khi chống lại virus SARS-CoV-2.

Dưới đây là những biểu hiện của cơ thể mà bạn có thể theo dõi tại nhà để lựa chọn xét nghiệm phù hợp

Nhóm xét nghiệm theo dõi chức năng hô hấp:

Chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) tim phổi: Được thực hiện tại cơ sở phòng khám có thiết bị phù hợp, nhằm theo dõi các đám mờ bất thường của phổi.

Đo SpO2: Người bệnh có thể thực hiện tại nhà với máy đo SpO2, nhằm theo dõi độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi. Từ đó cơ bản đánh giá được khả năng hô hấp của người bệnh.

Nhóm xét nghiệm theo dõi huyết động, chuyển hóa, cơ quan:

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…).

Tầm soát chức năng gan (GOT, GPT..), chức năng thận (ure, creatinin,..), chức năng tim (siêu âm tim, đo điện tim...). Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm khác nhằm tầm soát các bệnh nền kèm theo.

Ngoài các xét nghiệm trên, người bệnh có thể phối hợp theo dõi “dấu hiệu sinh tồn” tại nhà gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở để kịp thời phát hiện những bất thường sớm của cơ thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn