MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cuộc đua vaccine toàn cầu đang diễn ra. Ảnh: China Internet

Bài 3: Cuộc đua vaccine toàn cầu

Duy Thiên LDO | 12/02/2020 18:30

Mặc dù hầu hết các nhà khoa học tin rằng "nước xa không thể cứu lửa gần", vào thời điểm vaccine được coi là an toàn, dịch bệnh có thể đã dịu bớt. Nhưng các nhà nghiên cứu từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc... vẫn đang tích cực đầu tư vào việc phát triển vaccine chống virus Corona mới. Một cuộc đua vaccine chống lại virus đã bắt đầu.

Đầu tiên phải kể đến CEPI (Liên minh sáng tạo và phòng chống dịch bệnh) được thành lập vào năm 2017. Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi virus Corona mới bùng phát, CEPI đã đầu tư 9 triệu USD cho bốn công ty khởi nghiệp và nghiên cứu bao gồm Moderna, Inovio và nhóm nghiên cứu của Đại học Queensland để hỗ trợ phát triển vaccine virus Corona mới.

Richard Hatchett - Giám đốc điều hành của CEPI chia sẻ với CMN rằng: "Mục tiêu của họ là tham gia các thử nghiệm lâm sàng ở người trong vòng bốn tháng.

Một cuộc đua vaccine chống lại virus đã bắt đầu. Ảnh: China Internet

Ngoài các phương pháp mRNA, vaccine dựa trên DNA cũng đã được phát triển nhanh chóng. Công ty sinh học Inovio Mỹ  đã khởi động kế hoạch phát triển virus Corona mới vào ngay ngày thứ hai hôm sau, ngay sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố liệu trình từ bộ gen virus Corona mới cho cơ sở kho dữ liệu công cộng. Họ đã nghiên cứu một loại vaccine DNA chống lại protein tăng đột biến của virus Corona mới trong vòng 2 ngày.

Vào ngày 28.1, Inovio hợp tác với Công ty Dược phẩm sinh học Ai Weixin Biological (có trụ sở tại Tô Châu –Trung quốc), cùng nhau áp dụng công nghệ vaccine DNA mới nhất để  phát triển vaccine, đồng thời sẽ cố gắng trong thời gian ngắn nhất  đưa vaccine này vào thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc.

Giáo sư Peter Hotez, Giáo sư Y học Nhiệt đới Quốc gia, Trường Y Baylor, Đại học Rockefeller, Houston, Mỹ cho biết việc phát triển vaccine là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Mục tiêu điều chế vaccine chống lại virus Corona trong tham gia các thử nghiệm lâm sàng ở người trong vòng 4 tháng. Ảnh: China Internet

Một mặt, việc nghiên cứu đòi hỏi nền công nghệ tiên tiến hùng mạnh. Mặt khác, công cuộc nghiên cứu cũng cần nguồn tài trợ tài chính ngân sách lớn. Mặc dù những khó khăn kỹ thuật đã phần lớn được khắc phục nhưng vấn đề ngân sách sử dụng vẫn còn được xem xét.

Minh chứng rõ nhất là từ dịch SARS, có thể thấy từ sự thất bại của nghiên cứu và phát triển vaccine SARS rằng khi dịch bệnh đã qua, việc đầu tư tài chính vào nghiên cứu và phát triển vắc-xin rõ ràng là không đủ. Bản thân việc phát triển vaccine là rất khó khăn và rất khó để tiếp tục nếu không có hỗ trợ tài chính đầy đủ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn