MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Polyp sau khi được cắt khỏi đại tràng bệnh nhi. Ảnh do BV cung cấp

Bé 7 tuổi đã mắc polyp đại tràng, trực tràng

LH LDO | 04/07/2019 14:51

Bé trai 7 tuổi thường xuyên bị táo bón kèm máu tươi, một ngày trước khi vào viện đi ngoài ra máu bất thường với số lượng nhiều, bác sĩ nội soi tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tìm ra thủ phạm sau 5 phút.

Theo BS Hà Văn Tước – Phó trưởng khoa Cận lâm sàng – Thăm dò chức năng (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương): Bé trai ở Bắc Quang, Hà Giang được mẹ đưa đến bệnh viện khám vì đi ngoài ra máu tươi. Trước đó, bé thường xuyên bị táo bón nên bố mẹ có thay đổi khẩu phần ăn cho bé. Tuy nhiên, trước vào viện 1 ngày bé không bị táo bón nhưng vẫn bị đi ngoài ra máu với số lượng nhiều.

Bệnh nhi được chỉ định nội soi đại trực tràng gây mê. Kết quả phát hiện tại đại tràng có 1 polyp có cuống kích thước lớn 4cm, trực tràng có 1 polyp kích thước 0,5cm không có cuống. Kíp nội soi đã tiến hành thắt cuống polyp lớn và tiến hành cắt polyp bằng thòng lọng nhiệt điện.

BS Tước cho biết thêm, nhiều người nghĩ trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là táo bón mà không biết có thể do các polyp ở đại trực tràng hoặc một số bệnh lý khác.

Các polyp của đại tràng và trực tràng (đặc biệt là loại có cuống) dễ bị chảy máu khi phân đi qua. Vì thế, biểu hiện hay gặp ở nhiều trẻ là đi ngoài ra máu dù không bị táo bón. Nhiều trường hợp nội soi đại tràng phát hiện polyp lớn khiến trẻ hay bị chảy máu, thiếu máu.

Cũng theo BS Tước, polyp trực tràng ở trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp và cần được phát hiện, điều trị sớm vì chúng có thể gây ra chảy máu, có thể phát triển lớn gây tắc ruột hoặc tiến triển thành ung thư.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn