MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến khó lường, phòng chống cách nào?

Phương Anh LDO | 25/07/2022 12:56
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 12 quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Mỹ… và nhiều nước khác. Tuy không có các triệu chứng nghiêm trọng như Covid19 nhưng tốc độ lây lan của căn bệnh này cũng khá đáng ngại. Đây là một bệnh nguy hiểm chúng ta cần hiểu biết về dấu hiệu mắc và cách phòng ngừa đậu mùa khỉ hiệu quả.

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp do virus Monkeypox gây ra, lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người với người. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu gặp một số biểu hiện sau: Sốt cao, nổi hạch bạch huyết, phát ban…

Thông thường bệnh này kéo dài từ 2 – 4 tuần và được phát hiện khi cơ thể nhiễm virus từ 5 – 21 ngày. Khi mắc bệnh biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, sau đó nổi ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở cơ quan sinh dục… 

Các nốt phát ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại đóng vảy và xẹp xuống.

Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm qua giọt bắn tuy nhiên bệnh đậu mùa khỉ lại lây trực tiếp sang người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với máu, chất lỏng cơ thể, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nếu dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, chăn gối… với người bệnh bạn cũng có nguy cơ cao lây bệnh đậu mùa khỉ.

Các nhà khoa học tìm ra một số nguyên nhân khi bị động vật nhiễm bệnh cào, cắn hoặc ăn phải động vật nhiễm bệnh cũng khiến chúng ta mắc căn bệnh này.

Đối tượng bệnh nhân là trẻ em hoặc người có bệnh lý nền sẽ thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và nguy cơ tử vong do đậu mùa khỉ sẽ cao hơn so với người trưởng thành bị bệnh. 

Mặc dù bệnh đầu mùa khỉ tại Việt Nam chưa ở mức báo động nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.

Sau đây là một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm của bệnh

Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các loại bề mặt và đồ dùng, vì thế hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt, các vật dụng gia đình. Đặc biệt là các đồ dùng của người nhiễm bệnh không được dùng chung để phòng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và nhiều bệnh khác. 
Ăn chín uống sôi, ăn các loại thực phẩm đã qua kiểm định nguồn gốc rõ ràng. 
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch khử trùng tay nhanh khi vừa tiếp xúc người khác. 
Không nên tiếp xúc với những động vật có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ, chẳng hạn như động vật bị chết, động vật đang sống trong môi trường có virus.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn