MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người có axit uric cao hoặc bệnh nhân gout có thể sử dụng nước lá tía tô mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định. Đồ họa: Thuỳ Dung

Bị axit uric cao có ăn lá tía tô hàng ngày không?

Thùy Dung (T/H) LDO | 08/06/2024 13:29

Nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh biết cách sử dụng lá tía tô trong thực đơn hàng ngày.

Giảm axit uric bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Trong Đông y, lá tía tô được biết đến là vị thuốc có tính ấm, mùi thơm, lá có màu xanh tím đặc trưng. Trong dân gian, lá tía tô được sử dụng nhiều để điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,... Đặc biệt, tía tô có tác dụng điều hòa axit uric trong máu, giảm viêm, giảm sưng do gout.

Tía tô chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như Axit Rosmarinic, Luteolin, Perilaldehyde, Apigenin và một số khoáng chất khác như magie, canxi, sắt, photpho cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, B, C. Đây hầu hết là các hoạt chất có khả năng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, giãn mạch và đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể.

Đặc biệt, lá tía tô còn có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase - loại enzyme thúc đẩy hình thành axit uric trong cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào và tính kiềm cao, lá tía tô hỗ trợ thanh lọc và đào thải axit uric trong thận hiệu quả. Do đó, sử dụng lá tía tô đúng cách, đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh gout.

Cách sử dụng lá tía tô để giảm axit uric

Cách 1: Uống nước lá tía tô mỗi ngày

Người có axit uric cao hoặc bệnh nhân gout có thể sử dụng nước lá tía tô mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định. Để áp dụng phương pháp này, người bệnh cần chuẩn bị 200g lá tía tô tươi, rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 15 phút. Bạn có thể sử dụng nước tía tô thay thế nước lọc, nên uống thường xuyên để quá trình đào thải axit uric diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Có nhiều cách khác nhau để giảm axit uric bằng lá tía tô. Đồ họa: Thùy Dung

Cách 2: Sử dụng tía tô trong khẩu phần ăn hàng ngày

Bổ sung trực tiếp lá tía tô vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách làm đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong quá trình kiểm soát, điều hòa axit uric. Bên cạnh công dụng giảm biểu hiện bệnh gout, thói quen ăn lá tía tô còn giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa và một số vấn đề sức khỏe thường gặp như ho, cảm cúm, sổ mũi,…

Cách 3: Hãm trà tía tô

Cây tía tô thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Vì vậy, để có thể sử dụng bài thuốc giảm axit uric từ lá tía tô quanh năm hoặc để thuận tiện hơn khi mang đi xa, người bệnh có thể sao khô, hạ thổ cùng một số loại thảo mộc như cam thảo và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần đem hãm cùng nước nóng và uống mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn