MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tiêm vaccine phòng bệnh dại là cách tốt nhất hiện nay

Bị chó cắn, không tiêm phòng dại mà nghe "thầy lang" chẩn bệnh

L.Hà LDO | 14/09/2017 07:30
Đã có không ít ca tử vong vì chó cắn, đặc biệt do người dân chủ quan không tiêm vaccine phòng bệnh dại khị bị cắn.

Thai phụ tử vong do chó cắn

Vụ việc con chó của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (ở thị trấn Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) có biểu hiện bất thường, đuổi cắn nhiều người bị thương, bản thân chủ nhà cũng bị chó dại cắn dẫn đến tử vong khiến nhiều người chưa hết bàng hoàng.

6 nạn nhân sau khi bị chó cắn đã đi tiêm phòng, vết thương lành, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, chủ nhà cũng bị cắn song chủ quan cho rằng con chó dữ vì mới đẻ nên không tiêm phòng dại. Vài ngày sau, chị Hà có biểu hiện co giật, mất kiểm soát, được người thân đưa đi cấp cứu nhưng chị đã tử vong. Lúc gặp nạn, chị Hà đang mang thai.

Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, các bác sĩ liên tục cảnh báo tình trạng người dân chủ quan không tiêm vaccine phòng bệnh dại khị bị chó cắn nhưng tình trạng trên năm nào cũng xảy ra. Thậm chí, không ít trường hợp sau khi bị chó cắn, thay vì tiêm phòng dại thì lại nghe “thầy lang” chẩn bệnh.

Chó cắn cực nguy hiểm

Ngoài lý do người dân chủ quan không tiêm phòng vì nghĩ “chó nuôi ở nhà cắn chắc không sao”, rất nhiều người khi bị chó cắn thường tìm đến các phương thuốc gia truyền hay các “thầy lang” để điều trị. Trên thực tế, khi virus dại đã tấn công vào não và bệnh nhân đã lên cơn dại kịch phát thì chắc chắn không cứu được.

Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp cho biết thêm, không chỉ những người bị chó dại cắn mà cả những trường hợp làm thịt chó dại (virus dại xâm nhập cơ thể qua những vết thương) cũng có nguy cơ mắc bệnh dại. Giới chuyên môn cảnh báo ngay cả chó nuôi trong nhà, ngoài việc tiêm phòng còn phải thường xuyên theo dõi, nếu có hiện tượng bất thường (chạy cắn người hoặc cắn động vật khác) thì phải nhốt ngay lại.

Mắt thường không thể phân biệt được con chó cắn người có mang virus dại hay không, do đó cần theo dõi con vật. Nếu bị cắn mà không biết chắc con chó có bị dại không thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày. Vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Thời kỳ phát bệnh thường 2-4 ngày.

Khi bị chó dại cắn, người bị cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, nước sạch và đến ngay các cơ sở y tế để tiêm phòng bệnh dại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn