MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa, Trung tâm cấp cứu 115 Thái Bình bị hành hung

Bị uy hiếp tính mạng, bác sĩ có quyền từ chối người bệnh?

LH LDO | 28/12/2017 07:00
Bộ Y tế vừa đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý nghiêm các đối tượng hành hung bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115 Thái Bình. Qua vụ việc này nhiều bác sĩ đặt vấn đề khi tính mạng bác sĩ bị uy hiếp có quyền từ chối người bệnh. 

Trước việc liên tiếp xảy ra các vụ nhân viên y tế bị hành hung, BS Trần Văn Phúc - Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) - bức xúc: Việc cấp cứu bệnh nhân ban đầu là rất quan trọng. Trong hoàn cảnh nào, bác sĩ cũng phải cứu người, thế nhưng hành động của người nhà hành hung bác sĩ khi đang cấp cứu cho chính người thân của họ là không chấp nhận được.

"Về mặt chuyên môn, sự việc này mang lại cho tôi nhiều cảm xúc. Đó là việc bác sĩ dù bị hành hung nhưng vẫn tìm cách cứu chữa cho bệnh nhân. Điều này khiến một người làm trong ngành như tôi rất cảm kích", BS Phúc chia sẻ.

Cũng theo BS Trần Văn Phúc, chúng ta đang quan niệm bác sĩ không được quyền từ chối bệnh nhân trong mọi trường hợp. Điều này có nên xem lại không? Bác sĩ nên từ chối bệnh nhân khi biết có hành động không đúng với mình hoặc trong trường hợp bất khả kháng khi điều trị.

Trong thực tế, đã có thầy thuốc từ chối bệnh nhân do biết được sẽ gặp điều bất trắc. Trong tình huống cấp cứu, người bệnh đang bị đe doạ sự sống thì bác sĩ không được từ chối; nhưng nếu đã qua giai đoạn nguy hiểm mà bác sĩ có nguy cơ bị đe doạ tính mạng thì có quyền từ chối cứu chữa tiếp. 

"Hiện người dân chưa ý thức được hết hành vi đe doạ bác sĩ. Cơ quan chức năng cần xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ nhân viên y tế", BS Phúc nói.

BS Ang Peng Tiam - Giám đốc Trung tâm Ung thư Parkway (Singapore) từng chia sẻ đã gặp trường hợp một nữ bệnh nhân trong khi chờ tái khám đã la hét nhân viên y tế, khiến bác sĩ quyết định không tiếp tục điều trị cho bà. 

Bệnh nhân ngoài 60 tuổi không hài lòng vì phải chờ đợi lâu. Bệnh nhân này được khám trước đó và bác sĩ đã tư vấn cách điều trị. Vào ngày cơn thịnh nộ của nữ bệnh nhân bùng phát, bà đã được xếp lịch để gặp bác sĩ đọc kết quả chụp PET-CT. 

"Tôi đã giải thích với nữ bệnh nhân rằng cách đối xử của bà trong khu vực chờ là không thể chấp nhận được. Tôi đã chuẩn bị báo cáo y khoa mô tả chi tiết quá trình điều trị cho bà, song rất tiếc tôi không thể tiếp tục chăm sóc cho bà thêm nữa", BS Ang Peng Tiam kể.

"Cư xử tốt với nhau là nghệ thuật đối ứng bình thường trong xã hội, nhưng tôi luôn tự hỏi sự chăm sóc của bác sĩ với bệnh nhân có nên vô điều kiện? Từ lâu tôi đã cho rằng một phần của chăm sóc y tế là khả năng chịu được bất kỳ gánh nặng cảm xúc hoặc vấn đề nào mà bệnh nhân trút lên mình", BS Ang Peng Tiam nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn