MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết. Ảnh: SYT HN

Bộ Y tế hướng dẫn xử trí ngộ độc hóa chất diệt côn trùng

Thùy Linh LDO | 25/12/2018 10:42
Sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng như muỗi, ruồi, gián, kiến... trong gia dụng và y tế hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về cách sử dụng thì dễ bị ngộ độc các loại hóa chất này. 

Trước tình trạng các loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng như diệt muỗi, gián, ruồi, bọ gậy... dùng trong gia dụng và y tế ngày càng phổ biến, Bộ Y tế đã nhiều lần ban hành hướng dẫn lựa chọn, sử dụng an toàn hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng trong gia dụng tại Việt Nam. 

Theo đó, Bộ Y tế cảnh báo các triệu chứng ngộ độc hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế và các biện pháp sơ cứu, cấp cứu đều được ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Vì vậy trước khi sử dụng người dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mẫu nhãn sản phẩm.

 

Theo chuyên gia, TS Lê Xuân Hợi (Cục Quản lý môi trường y tế), nhiễm độc hoá chất thường biển hiện cấp tính qua đường da và tiêu hóa. Dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại hóa chất và đôi khi có thể nhầm với một số bệnh khác. Người ngộ độc hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng sẽ rơi tình trạng chung rất yếu và rất khó chịu. 

Nếu bị nhiễm độc hóa chất qua da càng dễ dàng khi da bị tổn thương. Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt, hấp thu dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với một số chất kích thích. Điều này có thể xảy ra do hóa chất diệt bám lên quần áo hoặc ngấm trực tiếp trên da.

 

"Đối với người trực tiếp phun hóa chất diệt côn trùng, hoặc những người có mặt trong khu vực phun, hóa chất thường xâm nhập qua đường hô hấp, đi thẳng vào phế nang. Chất  độc khuyếch tán nhanh vào trong máu, không qua gan để giải độc một phần như hệ tiêu hóa mà qua ngay tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt đến hệ thần kinh trung ương"- TS Hợi nhấn mạnh. 

Theo TS Hợi, khi có nhân viên y tế bị ngộ độc hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, cần thu thập các thông tin: tên hóa chất, số lượng và đường tiếp xúc, thời gian ngộ độc, lý do.... cho  các nhân viên cấp cứu có hướng xử lý. 

Tiếp xúc với mắt cần rửa với nước sạch thật nhiều từ 15 đến 20 phút nếu thấy rát đi nên đi khám bác sỹ và mang theo nhãn và mẫu của sản phẩm. Nếu tiếp xúc với da phải rửa với nước sạch và xà bông khoảng 15 phút. Cởi bỏ quần áo, giày bị dính hóa chất và giặt sạch sẽ trước khi dùng lại. 

Nếu nuốt phải: Nếu nuốt phải uống 1 đến 2 ly nước và mang theo nhãn sản phẩm đến gặp bác sỹ. Nếu hít phải: Nếu hít phải hơi nhiễm hóa chất với nồng độ cao, đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát rồi gọi cấp cứu. 

Bệnh nhân sau khi sơ cứu cần chuyển đến cơ sở điều trị gần nhất. Mức điều trị bệnh nhân tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế và của WHO.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn