MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người bệnh cần lưu ý đến những trường hợp nguy hiểm để xử lý kịp thời

Các cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất theo chuyên gia

Linh Linh LDO | 27/09/2019 13:30

Nổi mề đay gây ra những triệu chứng khó chịu và khiến làn da mất tính thẩm mỹ. Tổng hợp các cách trị nổi mề đay tại nhà dưới đây sẽ giúp người bệnh lấy lại sự tự tin và dứt điểm tình trạng này.

Bệnh nổi mề đay là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm da, với triệu chứng chủ yếu là nổi mẩn và ngứa ngáy. Các nốt mẩn trên da thường xuất hiện từng mảng nhỏ, sẩn phù như muỗi đốt, phát ban lên khi gặp các yếu tố gây dị ứng.

Các chuyên gia chia mề đay thành 2 dạng chủ yếu là cấp tính (dưới 5 tuần) và mãn tính (trên 5 tuần). Theo thống kê, nữ giới dễ bị nổi mề đay hơn nam giới và người trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hình ảnh bệnh nhân bị nổi mề đay

Mề đay cũng giống như các căn bệnh da liệu khác như dị ứng bệnh eczema,... không phải là căn bệnh nguy hiểm, không có yếu tố lây lan từ người này sang người kia. Tuy nhiên cái vòng lẩn quẩn “càng ngứa càng gãi” có thể khiến các nốt mẩn lan rộng ra vùng da khác. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, bí bách khó chịu cả ngày lẫn đêm, bệnh còn có để gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn tiêu hóa, phù mạch, sốc phản vệ…

Các bài thuốc  dân gian chữa nổi mề đay tại nhà

Bài thuốc từ lá hẹ

Theo YHCT, lá hẹ có vị chua, mùi hăng, tính ấm giúp giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ có chứa rất nhiều vitamin B cùng các khoáng chất với tác dụng làm lành tổn thương tại da vô cùng hiệu quả.

Cách sử dụng: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, sau đó xay nhuyễn cùng chút muối trắng. Lấy bông gạc thấm nước lá hẹ rồi chấm lên vùng bị mề đay. Hàng ngày, người bệnh cũng có thể đun lá hẹ rồi pha nước tắm để vệ sinh da và giảm cảm giác khô ngứa.

Chữa nổi mề đay bằng lá trầu không

Lá trầu xưa nay vẫn được đánh giá là “khắc tinh” của các bệnh ngoài da. Theo nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm như chavicol, phenolm, Betel-phenolm… giúp giảm ngứa, giảm dị ứng vô cùng hiệu quả.

Cách sử dụng: Rửa sạch lá trầu không rồi đun với 2-3 lít nước. Dùng nước này hòa với nước sạch rồi tắm toàn thân. Khi tắm, bạn lấy bã trầu không xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn ngứa. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng, 10 người đỡ cả 10.

Bài thuốc nam từ cây kinh giới

Cũng giống như lá hẹ và trầu không, các thầy thuốc Đông Y đánh giá cao tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong của kinh giới. Để nhận được kết quả tốt nhất, chúng ta có thể kết hợp kinh giới với một số cây thuốc thải độc mát gan khác.

Cách sử dụng: Chuẩn bị 8g kinh giới, 4g lá bạc hà, 16g liên kiều và kim ngân hoa, 12g cát căn. Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước uống. Đun cho đến khi còn ½ thì chắt lấy nước uống trong ngày. Thực hiện đều đặn 1-2 tuần sẽ thấy hiện tượng mẩn ngứa giảm rõ rệt.

Cây đơn lá đỏ

Cây đơn lá đỏ được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Với hàm lượng hoạt chất kháng viêm, giảm sưng cực dồi dào như saponin, tanin, anthranoid… cây đơn lá đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị mề đay.

Cách sử dụng: Sao nóng 1 nắm lá đơn đỏ rồi bọc vào một miếng khăn mỏng, chườm trực tiếp lên vị trí bị mề đay. Hơi ấm cùng tinh chất của đơn đỏ sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngay lập tức.

Bài thuốc chữa nổi mề đay đu đủ nấu giấm

Ngoài các bài thuốc trên thì người bệnh mề đay cũng có thể sử dụng món ăn dạng bài thuốc như đu đủ nấu giấm. Đây là giải pháp giảm ngứa, đào thải độc tố từ bên trong cực tốt cho những người bị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Cách sử dụng: Lấy nửa quả đu đủ gần chín, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ nấu với gừng, khi gần cạn lên đổ thêm 100ml giấm và đun cho đến khi cạn hẳn. Mỗi tuần nên ăn món ăn này từ 2-3 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

Một số cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản khác

● Tắm baking soda: Pha baking soda với nước ấm và tắm hàng ngày để giảm sưng và ngứa. Bệnh nhân lưu ý không tắm nước quá nóng, nên pha vừa đủ mát để giảm kích ứng vùng da bị mề đay.

● Chườm đá: Đơn giản hơn, bạn có thể bọc đá vào một cái khăn mỏng rồi chườm lên vị trí mẩn ngứa khoảng 10 phút. Chườm đá đến đâu, bạn sẽ thấy dễ chịu đến đấy.

● Thuốc giảm ngứa: Để cơ thể không kích hoạt phản ứng ngứa histamin, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như calamine, benadryl, fexofenadine…  Lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng quá mức.

● Uống trà xanh: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc từ bên trong, trà xanh là loại thức uống “tuyệt vời” cho người bị mề đay mẩn ngứa. Cùng với đó, bạn cũng nên bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc một cách tốt nhất.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân bị nổi mề đay

● Tránh các đồ ăn, thức uống dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm nhiều đường hoặc muối, đồ cay nóng, chiên rán…

● Nói không với thuốc lá, rượu bia, cocain, hạn chế nước ngọt có ga…

● Tránh tiếp xúc với các chất dễ kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, khói bụi…

● Không để vùng da bị mề đay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài nên che chắn cẩn thận với gió và nắng.

Bộ đôi giải độc bổ gan giúp dứt điểm mề đay tận gốc

Để không luẩn quẩn trong cái vòng “khỏi triệu chứng – tái phát” thì người bệnh cần được can thiệp đủ bước: Giải độc – Bổ gan – Tăng sức đề kháng. Hiện tại, lộ trình điều trị mề đay bằng bộ đôi sản phẩm Cao Giải Độc và Cao Bổ Gan của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược được đánh giá là giải pháp cho hiệu quả tối ưu nhất.

Cao giải độc và cao bổ gan Tâm Minh Đường - Bộ đôi sản phẩm chữa nổi mề đay tận gốc

Thành phần nguyên liệu:

● Cao Giải Độc: Được bào chế từ những thảo dược có công dụng thanh nhiệt, giải độc nổi tiếng như Ké đầu ngựa, Cỏ tranh, Nhân trần, Cối xay, Sinh địa, Thổ phục Linh… Chủ chốt nhất trong Cao Giải Độc là cây Ké đầu ngựa – loại thảo dược có chứa 2 hoạt chất kháng khuẩn cực tốt là xanthatin và xanthumin.

● Cao Bổ Gan: Sử dụng những dược liệu có trong các bài thuốc bổ gan được thần y Hoa Đà truyền lại, bao gồm Sài đất, Cà gai leo, Atiso và Nhân trần...

Độc tố có được đào thải thì triệu chứng mới hết, gan có khỏe thì mề đay mới tiêu tan. Theo đó, lộ trình điều trị mề đay sẽ diễn ra như sau:

● 10 ngày đầu: Sử dụng Cao Giải Độc để loại bỏ các độc tố tích tụ trên da và đặc biệt là trong gan. Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban thuyên giảm đến 60%.

● 10 ngày tiếp theo: Kết hợp Cao Bổ Gan để tiêu thũng, cân bằng men gan, phục hồi chức năng giải độc cho gan, từ đó dứt điểm 100% triệu chứng, tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát lâu dài.

Lưu ý: Khi các triệu chứng biến mất (khoảng 20 ngày), bệnh nhân nên gia cố thêm 1 liệu trình giải độc và bổ gan để dứt điểm tận gốc.

Những ưu điểm của Cao giải độc và Cao bổ gan Tâm Minh Đường

Để cân bằng giữa yếu tố hiệu quả và tiện lợi, các chuyên gia đã quyết định bào chế Cao Giải Độc và Cao Bổ Gan ở dạng cao nguyên chất (nấu cao nhiều giờ, chắt lấy nước cốt rồi cô lại thành cao). Nhờ vậy, hàm lượng dược tính thu được rất lớn, cao pha ra tan nhanh, thẩm thấu trực tiếp vào thành dạ dày, đem lại hiệu quả vượt trội và an toàn tuyệt đối.

Nhiều năm qua, bộ đôi Cao Giải Độc và Cao Bổ Gan đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân mề đay lấy lại sự tự tin và trở về cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Theo yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Website: https://tamminhduong.com

Facebook: https://www.facebook.com/tamminhduong.vn/

Twitter: https://twitter.com/tam_thuoc

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Hotline: 0983.34.0246

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0903.876.437 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn