MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Trần Đình Thơ khám và tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: PV

Căn bệnh khiến bệnh nhân có thể chuyển màu xanh ngắt rồi tử vong

Thùy Linh LDO | 28/09/2019 17:29
Mỗi năm Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám cho khoảng 3.000 người bệnh các bệnh lý về gan mật, thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.

Ngày 28.9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức buổi khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý về sỏi mật cho hơn 200 người dân với chủ đề “Hiểu biết bệnh lý sỏi mật: Cách phòng bệnh và điều trị”.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Mỗi năm bệnh viện khám cho khoảng 3.000 người bệnh các bệnh lý về gan mật, thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.

“Tỷ lệ người dân mắc sỏi mật rất cao, 90% các bệnh lý về sỏi đường mật trong và ngoài gan có liên quan bệnh lý về tụy và gan. Các ca bệnh đến khám tại Bệnh viện Việt Đức liên quan tới bệnh lý này hầu hết đều ở giai đoạn muộn”, bác sĩ Tuấn Anh cho hay.

Đơn cử như một bệnh nhân ở Hải Phòng mắc sỏi mật nhiều năm. Đến khi nhập viện, bệnh nhân đã ở tình trạng rất nặng. Màu da của bệnh nhân xanh ngắt đến nỗi các bác sĩ và các bệnh nhân khác đều choáng váng. Lúc này, gan của bệnh nhân này đã quá yếu, không thể phẫu thuật.

"Đây là ca bệnh đáng tiếc, bệnh nhân mắc sỏi mật nhưng không đến viện điều trị mà uống rất nhiều loại thuốc nam, dẫn tới bệnh nặng, không thể cứu gan. Bệnh nhân qua đời 2 năm sau đó" - bác sĩ chia sẻ. 

Bệnh nhân đến khám bệnh lý về gan mật. Ảnh: PV
Theo thống kê thì chỉ có khoảng từ 10-20% bệnh nhân có bệnh sỏi mật từ lúc phát hiện ra bệnh tới lúc có triệu chứng là sau 5-20 năm. Còn khi triệu chứng của bệnh, tức là có biến chứng rồi mới đi viện là tình trạng khá phổ biến của những người dân bị mắc bệnh sỏi mật.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tại Việt Nam tỉ lệ bệnh sỏi mật vẫn còn rất cao, trong đó, tỉ lệ người dân ở nông thôn mắc bệnh sỏi đường mật còn nhiều do tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Trong khi đó, hiện nay có xu hướng gia tăng các bệnh lý sỏi túi mật ở người dân sống tại thành thị, giống như một số nước phát triển.

"Tập quán trồng hoa màu của người dân ở nông thôn hay dùng phân sống để tưới nên về mặt dịch tễ học, tỉ lệ người nông thôn mắc giun đũa nhiều dẫn tới việc nhiễm ký sinh trùng. Còn tại thành thị, xu hướng chế độ ăn không cân đối thực phẩm. Vì thế, những người ăn quá nhiều chất béo nói chung như sữa, bơ, dầu, mỡ… thì dẫn tới tích những sỏi cholesterol ở trong mật"- bác sĩ phân tích. 

Theo bác sĩ Trần Đình Thơ, phương pháp thông thường nhất xử lý sỏi đường mật là phẫu thuật. Phương pháp tán sỏi qua da chỉ sử dụng với tán sỏi túi mật là chính.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn