MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài khiến công chúng xót xa.

Căn bệnh khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm đến mức nào?

An An LDO | 10/12/2020 09:31
Diễn viên Chí Tài qua đời sau khi bị đột quỵ vào ngày 9.12. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Chiều 9.12, quản lý cũ cho biết diễn viên Chí Tài qua đời khoảng 15h20 tại bệnh viện, sau khi bị đột quỵ tại chung cư ông đang sống. Sự ra đi đột ngột của nam nghệ sĩ khiến đồng nghiệp và công chúng bàng hoàng, xót xa.

Theo Healthline, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Khi không có oxy, các tế bào não và mô sẽ bị tổn thương và bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Các triệu chứng đột quỵ

Việc mất lưu lượng máu đến não làm tổn thương các mô bên trong não. Các triệu chứng của đột quỵ biểu hiện ở các bộ phận cơ thể do các vùng não bị tổn thương kiểm soát.

Người bị đột quỵ được chăm sóc càng sớm thì khả năng kết quả của họ càng tốt. Vì lý do này, sẽ rất hữu ích nếu biết các dấu hiệu của đột quỵ để bạn có thể hành động nhanh chóng. Các triệu chứng đột quỵ bao gồm:

- Tê liệt

- Tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt và chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể

- Khó nói hoặc khó nghe hiểu

- Lú lẫn

- Lời nói lắp bắp

- Gặp các vấn đề về thị lực, ví dụ mờ một bên mắt

- Khó đi lại

- Mất thăng bằng

- Chóng mặt

- Đau đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não hoặc tử vong.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm:

Chế độ ăn

Một chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chế độ ăn không lành mạnh là ăn quá nhiều muối, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol

Không vận động

Không vận động hoặc lười vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tập thể dục thường xuyên có một số lợi ích cho sức khỏe . CDC khuyến nghị rằng người lớn nên có ít nhất 2,5 giờ tập thể dục nhịp điệu mỗi tuần, hoặc đơn giản hơn là đi bộ.

Tiêu thụ rượu

Nguy cơ đột quỵ của bạn cũng tăng lên nếu bạn uống quá nhiều rượu. Uống rượu bia nên có chừng mực. Điều này có nghĩa là không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá hai ly đối với nam giới.

Sử dụng thuốc lá

Sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì nó có thể phá hỏng các mạch máu và tim của bạn. Hơn nữa hút thuốc lá có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên khi bạn sử dụng nicotine.

Tiền sử gia đình

Có một số yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ mà bạn không thể kiểm soát liên quan đến tiền sử bệnh tật trong gia đình. Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở một số gia đình vì các vấn đề sức khỏe di truyền, chẳng hạn như huyết áp cao.

Tuổi tác

Tuổi càng cao, nguy cơ bị đột quỵ càng cao.

Tiền sử sức khỏe

Một số căn bệnh trước đó có liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, rối loạn tim, khuyết tật van tim, buồng tim mở rộng và nhịp tim không đều, nệnh tiểu đường.

Cách ngăn ngừa đột quỵ

Bạn có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa đột quỵ bằng cách sống lành mạnh. Điều này bao gồm các biện pháp sau:

- Từ bỏ hút thuốc

- Uống rượu có chừng mực

- Giữ cân nặng ổn định

- Ăn nhiều trái cây và rau quả.

- Ăn thực phẩm ít cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

- Duy trì hoạt động thể chất

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn