MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chất lượng không khí kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh T.Chí

Chất lượng không khí kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

NGỌC THÙY (THEO BOLDSKY) LDO | 04/11/2023 06:00

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường.

Tăng nguy cơ tiểu đường vì chất lượng không khí kém

Một nghiên cứu kéo dài 7 năm ở thành phố Delhi và Chennai của Ấn Độ có sự tham gia của 12.000 cư dân, đã phát hiện ra một mối liên hệ đáng báo động giữa chất lượng không khí kém và nguy cơ mắc tiểu đường.

Nghiên cứu này tiết lộ rằng, hít phải không khí chứa nhiều hạt PM2.5 (là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống, nhỏ hơn sợi tóc khoảng 30 lần) có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt và làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Trong khi đó, kết quả của một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí The Lancet Planetary Health cũng cho thấy, trong năm 2016, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca là do ô nhiễm không khí gây ra.

Mối liên hệ giữa chất lượng không khí và bệnh tiểu đường type 2

The Guardian (tờ báo uy tín bậc nhất nước Anh) dẫn báo cáo cho biết, việc hít thở không khí bão hòa với hàm lượng hạt PM2.5 cao có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một bài báo đăng khác trên tạp chí The Lancet đầu năm nay đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Cụ thể, ở Ấn Độ có tới 11,4% dân số (khoảng 101 triệu người) đang mắc bệnh tiểu đường.

Điều đáng lo ngại hơn là có khoảng 36 triệu người đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Nghiên cứu của Lancet nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác là sự phân chia thành thị và nông thôn. Ở thành thị Ấn Độ, dường như phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn khi nói đến bệnh tiểu đường. Rõ ràng là không khí chúng ta hít thở ở các thành phố nhộn nhịp có thể đóng một vai trò then chốt trong cuộc khủng hoảng sức khỏe đang gia tăng này.

Bảo vệ sức khỏe trước chất lượng không khí kém

Một số cách thức khá đơn giản để bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để giảm tác động của chất lượng không khí kém đến sức khỏe của mình. Đơn cử như, việc đầu tư vào một máy lọc không khí để trong nhà; thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài và quan trong là bạn phải theo dõi chỉ số chất lượng không khí (AQI) để lên kế hoạch hoạt động ngoài trời một cách khôn ngoan, qua đó bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn