MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khi không được điều trị, viêm khớp có thể trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Ảnh: AI - Thiện Nhân

Chuyên gia chỉ điểm các loại viêm khớp phổ biến và cách phòng ngừa

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH) LDO | 27/10/2023 10:00

Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp. Nó có thể dẫn đến tổn thương lâu dài và gây ra các triệu chứng đau, sưng, cứng và biến dạng ở khớp. Theo chuyên gia phẫu thuật khớp, những người bị viêm khớp sẽ không thể sử dụng khớp một cách bình thường trong các hoạt động hằng ngày của mình. Trong trường hợp nghiêm trọng khi nhiều khớp bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị tàn tật và bất động.

Các loại viêm khớp phổ biến

Theo TS. Siddharth Shah - Chuyên gia tư vấn Chỉnh hình & Bác sĩ phẫu thuật thay khớp (Bệnh viện SL Raheja, Ấn Độ), có hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau. Một số loại phổ biến bao gồm:

-Viêm xương khớp (OA)

-Viêm khớp dạng thấp (RA)

-Viêm khớp sau chấn thương (sau gãy xương hoặc chấn thương)

-Viêm khớp vảy nến (ảnh hưởng đến những người mắc bệnh vẩy nến ở da)

-Viêm khớp nhiễm trùng (do nhiễm vi khuẩn hoặc lao).

Vị chuyên gia chia sẻ thêm, OA là loại viêm khớp điển hình nhất. Nó thường xuất hiện khi tuổi càng cao vì sự hao mòn liên tục dẫn đến thoái hóa khớp. Còn RA là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp và cơ quan, dẫn đến viêm và tổn thương khớp.

Hầu hết các trường hợp RA thường bắt đầu ở các khớp nhỏ như bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn như đầu gối, hông, vai, khuỷu tay và mắt cá chân. Đồng thời làm tổn thương các cơ quan quan trọng như mắt, phổi, gan, mạch máu, thận và tim.

Những biện pháp phòng ngừa nguy cơ viêm khớp

Khi không được điều trị, viêm khớp có thể trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Theo TS. Siddharth Shah, thay đổi lối sống và thói quen hằng ngày kết hợp cùng tập luyện sẽ hạn chế được nguy cơ mắc viêm khớp.

Cụ thể, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và ổn định sẽ ngăn ngừa tình trạng quá tải của các khớp và bảo vệ chúng khỏi bị mài mòn.

Ngoài ra, các bài tập có lợi thường xuyên như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội sẽ giúp duy trì sự linh hoạt của khớp và sức mạnh cơ bắp. Những hoạt động này nên được thực hiện trong khoảng 30 phút mỗi ngày và ba đến bốn lần mỗi tuần.

Bạn cũng nên tránh hút thuốc bởi thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh viêm khớp.

Hơn nữa, bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối, vì vậy việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát các triệu chứng viêm khớp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn