MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên là một bệnh chuyển hóa mãn tính do rối loạn chuyển hóa purine. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi và các trường hợp nghiêm trọng khác. Đồ họa: Ngọc Thùy

Dấu hiệu cảnh báo axit uric cao gây bệnh thận và gout

NGỌC THÙY ( THEO ONLYMYHEALTH) LDO | 08/09/2023 13:30

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao là một dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gout và thận. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ tạo sỏi và các trường hợp nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân khiến axit uric cao

Một trong những nguyên nhân chính gây ra nồng độ axit uric cao là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, thường liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như hội chứng chuyển hóa, béo phì và bệnh vẩy nến. Cơ thể có quá nhiều axit uric trong quá trình phân hủy purine (một hợp chất hóa học có trong thực phẩm và đồ uống như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn) sẽ dẫn đến mất cân bằng.

Chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Thực phẩm giàu purine, chẳng hạn như nội tạng, động vật có vỏ, thịt đỏ và một số loại cá có thể làm tăng sản xuất axit uric. Hơn nữa, uống quá nhiều rượu, bia có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric.

Dấu hiệu cảnh báo axit uric cao

Sức khỏe khớp kém

Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của axit uric cao là đau khớp, hay còn gọi là bệnh gout. Cơn đau thường ảnh hưởng đến ngón chân cái nhưng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và ngón tay. Các cơn đau thường diễn ra đột ngột, dữ dội, kèm theo sưng tấy và dẫn đến hạn chế việc vận động của bạn.

Sỏi thận

Nồng độ axit uric cao có thể góp phần hình thành sỏi thận. Những chất cặn nhỏ và cứng này có thể gây đau dữ dội ở vùng lưng dưới và bụng, đi tiểu thường xuyên có máu trong nước tiểu.

Mệt mỏi và khó chịu

Nồng độ axit uric tăng cao có thể cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi và khó chịu, giảm sức chịu đựng về thể chất và thiếu động lực.

Biện pháp phòng ngừa

Thay đổi chế độ ăn uống

Việc lựa chọn chế độ ăn uống là rất quan trọng trong việc quản lý nồng độ axit uric. Hạn chế ăn thực phẩm giàu purine và lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Giữ nước bằng cách uống nhiều nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa.

Tập thể dục thường xuyên

Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ bài tiết axit uric qua mồ hôi. Bắt đầu với 30 phút tập thể dục mỗi ngày và tham gia các hoạt động ngoài trời mà bạn yêu thích như đạp xe, bơi lội...

Quản lý cân nặng

Duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều cần thiết trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nồng độ axit uric cao. Cân nặng quá mức có thể góp phần làm tăng sản xuất axit uric và gây thêm căng thẳng cho các khớp. Kết hợp một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên vào thói quen của bạn có thể giúp bạn duy trì cân nặng và khỏe mạnh.

Tránh uống rượu, bia

Một số loại rượu, đặc biệt là bia, chứa hàm lượng purine cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, ngay cả đồ uống có cồn chứa ít purine cũng có thể làm tăng sản xuất purine trong cơ thể. Hạn chế uống hoặc tránh hoàn toàn rượu, bia có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric cao một cách hiệu quả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn