MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng của bệnh gì?

PV LDO | 27/07/2019 07:59

Chứng đau mỏi vai gáy kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề.

Khó chịu vì bệnh đau vai gáy

Bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC) chia sẻ “Chứng đau mỏi vai gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đa số người bệnh đến khám tại ACC thuộc độ tuổi trung niên hoặc người trẻ làm công việc văn phòng. Họ chỉ đến gặp bác sĩ khi cơn đau nhức gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.”

Các biểu hiện của chứng đau mỏi vai gáy: đau ở vùng cổ và vai gáy (một bên hoặc cả hai bên), đau lan đến mang tai hoặc lan xuống bả vai, cánh tay; đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo cảm giác nhức nhối. Cơn đau thường tự phát hoặc xuất hiện sau khi người bệnh lao động nặng nhọc, căng thẳng. Mức độ đau tăng khi đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi và giảm khi nghỉ ngơi.

Cơn đau vai gáy khiến nhiều người không thể làm việc và sinh hoạt bình thường

Trong nhiều trường hợp, cơn đau vai gáy còn kèm theo dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững, ù tai. Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, trí nhớ kém, không tập trung, năng suất làm việc giảm sút.

Nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn cơ – xương, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thói quen ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Khi đó trọng lực của đầu không được dàn đều mà chỉ tập trung vào một vị trí nhất định, một vài đốt sống tại vị trí đó chịu áp lực lớn nên dễ bị tổn thương và suy yếu.

Các hoạt động sai tư thế khác: ngủ tựa đầu vào ghế, nằm xem tivi, ngủ gục mặt xuống bàn, đột ngột quay cổ, với tay lên quá tầm, mang vác vật nặng trên vai… khiến một số cơ vùng vai gáy bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức.

Một số người thường bị đau vai gáy sau một đêm ngủ dậy, nguyên nhân là do họ nằm nghiêng trong suốt thời gian dài khi ngủ, khiến việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm, dẫn đến đau nhức. Ngoài ra, các trường hợp ngồi trước quạt hoặc máy điều hòa lâu, đi ngoài trời nắng không đội mũ… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ ở các cơ, gây nên hội chứng đau vai gáy.

Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý gây đau vai gáy thường gặp: viêm khớp vai, trật khớp vai, dính khớp bả vai, viêm dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh chi phối vùng vai, loãng xương, thiếu hụt vitamin B khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu.

Đáng lo nhất đau vai gáy là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến cột sống cổ, điển hình là thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, co thắt cơ cột sống cổ. Các bệnh lý này gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh khu vực cổ - vai gáy, dẫn đến đau và tê. Cơn đau có biểu hiện đặc trưng xuất phát từ cổ, vùng vai gáy, lan đến cánh tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (động tác gãi sau lưng) hoặc lên cao (khi chải đầu). Triệu chứng tê thường xảy ra ở cẳng tay, bàn tay và các ngón tay; người bệnh cảm thấy châm chích, tê bì hoặc có cảm giác giống như lửa đốt.

Đau mỏi vai gáy chủ yếu do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vì cậy sức trẻ nên nhiều người có tâm lý chủ quan, thường bỏ qua những cơn đau dọc vùng vai gáy. Về lâu dài, bệnh tiến triển phức tạp hơn, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: đau rễ thần kinh, bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật chèn ép rễ thần kinh.

Giải pháp chữa đau vai gáy

Khi bị đau mỏi vai gáy, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế vận động, đồng thời nên bổ sung các khoáng chất cần thiết (canxi, kali, vitamin B, vitamin C, vitamin E). Trong sinh hoạt hàng ngày cần điều chỉnh một số thói quen như: giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, nếu phải ngồi lâu cứ 30 phút nên đứng dậy để thực hiện vài động tác nhẹ nhàng, khi ngủ chỉ nên gối đầu cao tối đa 10 cm.

Những bài tập yoga tư thế cánh cung (Bow pose), tư thế rắn hổ mang (Cobra pose), tư thế con cá (Matsyasana)... có tác dụng tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở vùng cổ và vai, giảm đau nhức hiệu quả. Người bệnh có thể luyện tập đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ.

Nếu sau 1 tuần, tình trạng đau cổ vai gáy vẫn tiếp diễn với mức độ ngày càng nặng, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép rễ thần kinh không. Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bác sĩ Wade Brackenbury cũng khuyến cáo người bệnh không nên tự ý mua thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của bác sĩ, không tự chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các phương pháp truyền miệng hay các loại thuốc lan truyền trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng khoa học. Khuynh hướng điều trị trong y khoa hiện nay là hướng đến việc không dùng thuốc và can thiệp tối thiểu. Trong những năm gần đây, nhiều người đánh giá cao về phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu trong chữa bệnh đau vai gáy và các bệnh liên quan cột sống.

Cô Thảo (62 tuổi, Bến Tre) cho biết “Trước đây tôi thường bị đau vùng cổ, đau vai gáy, kèm theo tê tay. Tôi có đến phòng khám ACC và được bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bắt đầu quá trình điều trị tại đây, tôi được bác sĩ nước ngoài nắn chỉnh đốt sống cổ và điều trị tia laser, áp dụng phương pháp trị liệu siêu âm và ion điện xung hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi. Sau 4 tuần, tôi không còn đau ở vùng cổ và vai gáy, sức khỏe ngày càng cải thiện, sống vui vẻ hơn trước rất nhiều”.

Tương tự như cô Thảo, nhiều bệnh nhân đã hoàn toàn thoát khỏi chứng đau vai gáy nhờ kiên trì điều trị tại ACC. Liệu trình điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật tại ACC được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ nước ngoài (Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc…), các chuyên viên vật lý trị liệu tận tâm cùng thiết bị y khoa tiên tiến theo công nghệ hiện đại của Mỹ.

Hiện phòng khám ACC có 3 chi nhánh tại Hà Nội, TP. HCM phục vụ nhu cầu thăm khám và điều trị của các bệnh nhân.

Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC):

Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939

3930.

Chi nhánh 2: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900.

Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.

Website: https://acc.vn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn