MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khẩu trang vải và khẩu trang sợi polyurethane khả năng phòng chống virus nCoV -2019 cũng như các loại virus khác là rất thấp. Ảnh: Healthline.

Đeo khẩu trang vải có phòng được virus Corona hay không?

Thảo Anh LDO | 07/02/2020 19:09
Nhiều người lựa chọn thay thế khẩu trang vải cho khẩu trang y tế trong điều kiện khan hiếm. Vậy tác dụng phòng dịch virus Corona của khẩu trang vải được khuyến cáo ra sao?

Dùng khẩu trang vải có ngừa virus 2019 – nCoV không ?

Khẩu trang y tế “cháy” hàng cho thấy sự hoang mang của người dân trước mối đe dọa của virus Corona. Vậy có thể dùng khẩu trang vải thay thế trong công tác phòng dịch virus Corona được hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng (Bệnh viện Nhi đồng 2) cho hay, khẩu trang vải và khẩu trang sợi polyurethane khả năng phòng chống virus nCoV -2019 cũng như các loại virus khác là rất thấp do không cô lập và cách ly được các giọt nước bọt. Các lỗ vải lớn không ngăn nổi tác nhân gây bệnh.

Khẩu trang y tế dùng 1 lần và khẩu trang N95 hiệu quả ngăn virus như nhau. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ thì việc sử dụng khẩu trang N95 là không khả thi. Do đó việc sử dụng khẩu trang y tế dùng 1 lần là khả quan nhất.

"Nhớ là mặt ngoài màu xanh không thấm nước có tác dụng cách li các giọt nước bọt, mặt trong màu trắng có tác dụng tăng thấm do hơi thở nhiều nước. Chỉ cần mua đủ để dùng, mỗi người 1 đến 2 hộp/1 tháng là được" - bác sĩ Tưởng nói.

Đeo khẩu trang có thể lọc được hoàn toàn virus?

Theo bác sĩ Tưởng, đeo khẩu trang y tế chỉ có tác dụng tránh những dịch tiết có thể chứa virus của mình bắn lung tung vào người khác chứ không có tác dụng chống virus xâm nhập vào mình hoàn toàn vì virus nó có kích thước siêu nhỏ.

"Tuy nhiên nói chỉ cần đeo khẩu trang khi có triệu chứng thôi thì cũng chưa đúng. Con virus này có thời kỳ ủ bệnh trong khoảng 14 ngày và hoàn toàn chúng ta chưa có triệu chứng. Do đó khả năng chúng ta bị lây trong thời kỳ ủ bệnh là vô cùng cao. Vì thế trong tình hình này thì khi ra đường, hoặc những chổ đông người thì dù không có triệu chứng vẫn nên đeo khẩu trang để phòng ngừa" - bác sĩ Tưởng phân tích.

Ngoài ra, vị bác sĩ này cho rằng nếu đeo khẩu trang đúng cách, đúng nơi cũng ngừa lây nhiễm chỉ khoảng 20%. Nhưng nếu đeo khẩu trang và rửa tay thì khả năng ngừa sẽ lên đến 40%.

Do đó việc rửa tay được xem là quan trọng nhất. Nếu dùng dung dịch rửa tay khô thì chú ý chọn loại chứa cồn 70 độ là được, nồng độ cồn cao quá cũng không tốt vì bay hơi nhanh.

Thay đổi lại quan điểm về đeo khẩu trang

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế khuyến cáo qua các hướng dẫn của WHO, chúng tôi đã phối hợp Vụ Truyền thông sẽ lên được sơ đồ ai sẽ đeo khẩu trang y tế, ai sẽ đeo khẩu trang thường và phải đeo khẩu trang khi nào?

Khuyến cáo đeo khẩu trang hiện nay, quan trọng nhất là để người bệnh không phát ra dịch tiết, thứ nữa là cán bộ y tế cần đeo để tránh lây nhiễm hay những người nghi nhiễm mới cần đeo khẩu trang y tế. Khi người dân đến bệnh viện thăm khám cũng cần đeo khẩu trang y tế. Chú ý không sờ vào các mặt của khẩu trang, đeo vào hay cởi ra phải bằng dây của khẩu trang.

Vẫn đeo khẩu trang vải để phòng bệnh, giữ ấm, nhưng chưa có cơ sở khẳng định khẩu trang vải tác dụng chống dịch hay không. Những người khỏe mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn