MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh gai cột sống cổ ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Gai cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Linh Linh LDO | 13/06/2019 19:00
Gai cột sống cổ xảy đến do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Nhận diện sớm triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống cổ là gì, có nguy hiểm không?

Cột sống cổ gồm 7 đốt sống (từ C1 đến C7) trong đó nguy cơ xuất hiện gai  lớn nhất là ở đốt C5, C6. Bệnh gai cột sống cổ là tình trạng xương và sụn bị thoái hóa, hình thành nên mỏm gai ở xung quanh đốt sống.

Khi các mỏm gai cọ xát với phần mềm xung quanh cổ như dây chằng, rễ thần kinh sẽ gây ra các cơn đau cấp và mãn tính ở bệnh nhân. Những cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng chẩm sau gáy, sau đó lan sang vùng xương bả vai rồi tê xuống cánh tay.

Gai cột sống cổ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra buốt đầu, ù tai, hạn chế vận động, thậm chí tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân gai cột sống cổ

Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng, người chịu trách nhiệm nội dung về các thông tin y học truyền tải trên website: ancotnam.vn thì những nguyên nhân gây ra gai cột sống cổ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố sau:

● Thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân được đánh giá phổ biển nhất. Khi cột sống cổ bị thoái hóa, phần sụn khớp sẽ mất dần nước và trở nên kém linh hoạt. Đồng thời, canxi sẽ bị lắng đọng dưới dạng pyrophosphat, hình thành nên các gai xương.

● Viêm khớp cột sống mãn tính: Khiến phần sụn bọc đầu xương đốt sống cổ bong tróc và mòn dần, làm lộ đầu xương. Khi người bệnh xoay cổ, cúi gập đầu... 2 đầu xương sẽ ma sát với nhau, hình thành gai.

● Sự lắng đọng canxi: Tuổi càng cao sụn khớp càng bị thoái hóa và xẹp xuống, các dây chằng mất đi sự đàn hồi. Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra gai xương.

● Chấn thương: Tai nạn, tập luyện thể thao sai cách… gây ra tổn thương sụn khớp và thúc đẩy gai xương phát triển.

● Thói quen sinh hoạt: Gối quá cao, ngủ sai tư thế, mang vác vật nặng…. khiến cột sống cổ dễ dàng bị tổn thương.

Ngoài ra, các yếu tố hình thành làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể do:

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cần chú ý

Triệu chứng gai cột sống cổ điển hình

Nhìn chung ở giai đoạn đầu có những biểu hiện không rõ ràng, rất khó nhận biết. Đây cũng là nguyên nhân khiến căn bệnh này trở nên ngày càng nguy hiểm.

● Đau buốt: Cơn đau xuất phát từ cổ, sau kéo lên đỉnh đầu gây chóng mặt, buồn nôn rồi lan xuống vai và hai cánh tay. Đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi.

● Tê bì, mất cảm giác: Gai cột sống cổ khiến cơ bắp yếu đi do dây thần kinh bị chèn ép, lâu dần dẫn tới tê bì chân tay,  mất cảm giác khi hoạt động.

● Chèn ép dây thần kinh: Tụt huyết áp, khó thở, mất cân bằng cơ thể… xảy ra do gai xương chèn ép dây thần kinh, khiến chúng không thể hoạt động bình thường.

● Rối loạn tiểu tiện: Khi tình trạng bệnh trở nặng, đường ống dẫn tủy bị thu hẹp khiến người bệnh không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện, đại tiện.

Cách chữa gai cột sống cổ phổ biến

● Thuốc Tây

Y học hiện đại sử dụng các loại thuốc tây với thành phần dược tính mạnh với tác dụng giảm nhanh các cơn đau cấp tính. Cụ thể:

Nhóm thuốc không chứa Steroid: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen…. có tác dụng ngay sau 30 phút sử dụng.

Thuốc giãn cơ: Paracetamol, Tolperisone…. làm giảm tình trạng co cứng, tê bì cột sống cổ.

Thuốc chống viêm không Corticoid: Nuprin, Aleve, Advil… phù hợp với người gai đốt sống cổ lâu năm.

● Thuốc Nam

Y học cổ truyền xưa đã tận dụng dược tính của các loại thảo dược từ tự nhiên để điều trị gai cột sống cổ. Các bài thuốc này không những hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lá lốt: Chuẩn bị 50g lá lốt tươi hoặc 5 - 7g lá đã phơi khô, đem sắc lấy nước uống trong 10 - 14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cây xấu hổ + rượu: Rễ cây xấu hổ đỏ đem thái thành từng miếng mỏng rồi phơi khô, tẩm rượu 40 độ C sau đó sao vàng lại. Thêm 600ml nước sắc cho tới khi còn 300ml. Chia uống thành 2 - 3 lần trong ngày, sử dụng 10 ngày thì sẽ thấy hiệu quả.

● Bài tập

Các bài tập chuyên biệt hỗ trợ chữa bệnh là phương pháp không thể thiếu giúp giảm đau, giãn cơ và thư giãn tinh thần.

Bài tập chim én: Giữ cơ thể đứng đồng thời dựa bụng vào tường.  Phần vai mở rộng ra phía sau, 1 tay thả lỏng. Đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng về để cho vùng bụng làm điểm tựa, căng hình vòng cung, giống như chim én đang bay lượn. Thực hiện động tác 10 phút mỗi ngày.

Bài tập cây kéo: Ngồi trên mặt sàn xếp bằng 2 chân. Đưa mắt cá chân trái sang đùi phải, gót chân sát phần hông. Lòng bàn tay trái đặt trên hông trái cách mông 2 – 3 cm. Cùi trỏ tay phải đặt sang đùi trái và kéo nhẹ nhàng về bên phải, vặn người sang trái. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây và đổi sang bên còn lại.

Bài thuốc điều trị gai cột sống cổ toàn diện, dứt điểm

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM): “Để điều trị dứt điểm các gai xương cổ cần đảm bảo 2 nguyên tắc thiết yếu: Bào mòn gai xương và tái tạo tế bào xương bị thoái hóa. Chỉ cần thiếu 1 trong 2 yếu tố, bệnh sẽ tái phát ” Nắm rõ điều này, bác sĩ Nghĩa cùng đội ngũ chuyên gia y tế nhà thuốc Tâm Minh Đường - An Dược, trải qua 10 năm nghiên cứu đã bào chế thành công bài thuốc An Cốt Nam.

“Đánh bay” Gai cột sống cổ nhờ bài thuốc bí truyền An Cốt Nam

Sau khi đưa vào ứng dụng, An Cốt Nam không chỉ có hàng nghìn bệnh nhân đón nhận mà còn được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y Viện 108) đánh giá cao trong chương trình  “Sống khỏe mỗi ngày” tại đài VTV2. Ông cho rằng, bài thuốc chính là xu hướng mới trong điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả lâu dài, không tái phát.

Lý giải thành công của An Cốt Nam, các chuyên gia phân tích là nhờ sự hội tụ của các yếu tố:

Thứ nhất, bài thuốc là sự cấu thành của phác đồ điều trị toàn diện, độc đáo với tên gọi “Kiềng 3 chân” gồm: Thuốc uống, Cao dán, Bài tập và Vật lý trị liệu miễn phí... Trong đó, bài thuốc uống đóng vai trò then chốt với tác dụng bào mòn gai, cung cấp dưỡng chất cho cột sống. Cao dán thẩm thấu qua da, giải quyết cơn đau tức thì. Vật lý trị liệu gia tăng tác dụng thảo dược, rút ngắn thời gian điều trị.

Thứ hai, các lương y đã khéo léo kết hợp các loại thảo dược quý từ ngàn đời xưa: Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo… với một tỷ lệ ngầm không thể tiết lộ nhằm phát huy tối đa công năng của từng loại.

Mặt khác, điều này cũng giúp bài thuốc phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại. Hơn nữa, các vị thuốc đều được trồng và thu hái tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế nên tuyệt đối an toàn với người sử dụng.

Thứ 3, khác hoàn toàn với những bài thuốc Đông y thông thường, An Cốt Nam mang đến lộ trình tiến triển rõ ràng qua từng ngày. Thông thường, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc 1 tháng là triệu chứng bệnh thuyên giảm đến 90%. Gia cố thêm 1 - 2 liệu trình, xương khớp củng cố vững chắc, ngăn bệnh quay lại.

Lộ trình điều trị của bài thuốc An Cốt Nam

Tất cả những ưu điểm trên đã giúp An Cốt Nam nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân trong và ngoài nước. Họ là người lao động chân tay, dân văn phòng, lái xe… và có cả những người nghệ sĩ, MC nổi tiếng.

Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

● Miền Bắc

- Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường;

- Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ;

- Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội;

- Điện thoại: 0983.34.0246

● Miền Nam

- Phòng chẩn trị YHCT An Dược;

- Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ;

- Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh;

- Điện thoại: 0903.876.437;

- Website: https://ancotnam.vn 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn