MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người axit uric cao có thể sử dụng đậu xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồ họa: Thùy Dung

Giảm axit uric với hạt đậu xanh tươi nguyên vỏ

Thùy Dung (T/H) LDO | 03/07/2024 15:13

Nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh bổ sung các món ăn, thức uống từ hạt đậu xanh tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Giảm axit uric bằng đậu xanh có hiệu quả không?

Hạt đậu xanh được biết đến là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Không chỉ thơm ngon, dễ chế biến, đậu xanh còn chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong thành phần của hạt đậu xanh có chứa lượng lớn protein, chất xơ, vitamin B, E và các khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt... cần thiết cho hệ xương khớp, tim mạch, hệ miễn dịch. Ăn hạt đậu xanh thường xuyên có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol.

Ngoài ra, hạt đậu xanh tươi còn giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư... Bên cạnh đó, đậu xanh còn chứa các hợp chất chống oxy hóa khác như flavonoid, polyphenol, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế, hạt đậu xanh tươi còn có công dụng điều hòa axit uric dư thừa ở những bệnh nhân gout và những người có axit uric cao. Dựa trên cơ chế làm chậm quá trình hấp thu đạo, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể gây ra bệnh gout.

Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng. Nhờ vậy, đậu xanh được sử dụng để nấu cháo, nấu chè hoặc làm nước uống giúp thanh mát cơ thể để giảm các biểu hiện sưng tấy, viêm đau trong cơ thể khi axit uric tăng cao.

Cách điều hòa axit uric bằng hạt đậu xanh tươi

Canh đậu xanh

Chuẩn bị: 100g đậu xanh nguyên vỏ, rửa sạch và ninh nhừ với nước. Có thể thêm một ít gừng hoặc lá tía tô để tăng hương vị và hiệu quả.

Cách sử dụng: Chia thành 2 phần, dùng phần đầu tiên thay cho bữa sáng và phần còn lại sử dụng vào bữa trưa hoặc tối. Duy trì thực hiện trong 30 ngày để nhận thấy hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng bệnh gout.

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng đậu xanh trong hỗ trợ điều hòa axit uric. Đồ họa: Thùy Dung

Nước đậu xanh rang

Chuẩn bị: Rang đậu xanh nguyên vỏ cho đến khi vàng đều, dậy mùi thơm.

Cách sử dụng: Dùng nước đậu xanh rang pha với nước ấm thay cho nước lọc mỗi ngày.

Cháo đậu xanh

Chuẩn bị: Nấu cháo đậu xanh thông thường, không cho thêm gia vị.

Cách sử dụng: Ăn 2 bát cháo đậu xanh mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Người bệnh nên duy trì thực hiện trong 30 ngày để cải thiện tình trạng axit uric tăng cao.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn