MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kiểm soát thuốc lá toàn diện: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Thùy Anh LDO | 19/05/2021 12:45

Trước yêu cầu của Chính phủ cần sớm đưa thuốc lá không khói vào quản lý để ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp đang ngày càng gia tăng, nhiều ý kiến xung quanh vấn đề tác động đến giới trẻ và cách nào quản lý các sản phẩm này.

Đằng sau câu chuyện “Thuốc lá làm nóng tấn công giới trẻ”

Đại diện FDA, Tiến sĩ TS. Priscilla Callahan-Lyon cho biết, nguy cơ thuốc lá làm nóng tiếp cận giới trẻ không đáng kể, bởi việc mua sản phẩm không phải là điều dễ dàng. Một trong những nguyên nhân là giá thành của thiết bị này không hề thấp (khoảng 90 USD đến 100 USD đối với mỗi thiết bị). Ngoài ra, sản phẩm phẩm chỉ có mùi hương thuốc lá có tinh dầu bạc hà và mùi hương thuốc lá không có tinh dầu bạc hà. Do đó, nguy cơ hấp dẫn giới trẻ vì mùi hương đa dạng đã được loại trừ.

Công bố của FDA về “Sản phẩm Thuốc lá Điều chỉnh Nguy cơ – Giảm thiểu phơi nhiễm”. Ảnh: CMH.

Một nghiên cứu độc lập với 7.000 thanh thiếu niên trên toàn nước Đức cũng cho thấy, số người ở độ tuổi từ 12-17 tuổi có sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng trong vòng 30 ngày trước khảo sát là gần như bằng 0. Một nghiên cứu độc lập khác với hơn 11.000 thiếu niên từ 11-15 tuổi tại Thụy Sĩ cho thấy, chỉ có dưới 2% đã từng sử dụng thuốc lá làm nóng, trong khi số người hút thuốc lá điếu đốt cháy ở độ tuổi này lên đến trên 33%.

Tương tự, nghiên cứu năm 2018 do Bộ Y tế Nhật Bản tài trợ thực hiện cho thấy, chỉ 0,1% học sinh sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng hằng ngày trong cả 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhưng nhóm học sinh này đã có sử dụng thuốc lá điếu trước đó. Hiện tại Nhật, vẫn chưa có số liệu ở chiều ngược lại cho thấy giới trẻ hút thuốc lá làm nóng sau đó chuyển sang sử dụng thuốc lá điếu.

Được biết, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng lấy ý kiến người dùng, và họ nhận thấy rằng nguy cơ của việc sử dụng những sản phẩm này thấp hơn so với hút thuốc lá điếu đốt cháy. Do đó, FDA đã cho phép công ty sản xuất công bố là sản phẩm thuốc lá giảm thiểu sự phơi nhiễm với các chất gây hại hoặc có tiềm năng gây hại lên cơ thể người dùng so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Tuy nhiên, người dùng vẫn hoàn toàn nhận thức được việc sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng này có nguy cơ cao hơn so với việc bỏ thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thay thế nicotin.

Trong khi đó, tại Việt Nam trong bối cảnh hàng lậu tràn lan, điều tra mới đây của Viện Chiến lược chính sách Y tế tại Hà Nội cho thấy có tới 5,2% thanh thiếu niên chưa hút thuốc bao giờ nhưng lại hút thuốc lá điện tử. Điều này chứng tỏ, càng chậm trễ trong việc đưa các sản phẩm thuốc lá không khói vào quản lý, sẽ là điều kiện để các sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng tiếp cận với giới trẻ.

Thuốc lá làm nóng, đã đủ điều kiện để quản lý?

Theo các chuyên gia, việc xây dựng chính sách bên cạnh việc căn cứ trên mức độ gây hại, hoặc giảm tác hại của các sản phẩm thuốc lá, còn cần dựa trên bản chất của từng loại sản phẩm. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá Việt Nam được xây dựng năm 2012, thời điểm các loại thuốc lá không khói chưa xuất hiện nên chưa đề cập trực tiếp tới việc quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói.

Tuy nhiên, theo Luật sư Phan Hoàng Lâm – Luật sư Đoàn Hà Nội kiêm đại diện Công ty Luật DT LAW cho rằng: “Thuốc lá làm nóng được xem là “thuốc lá” vì có chứa thành phần lá thuốc lá, phù hợp với khái niệm “thuốc lá” theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Do vậy, loại thuốc này hoàn toàn được quản lý bởi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.”

Mặt khác, công ước khung FCTC của WHO đã khẳng định thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá, và cần được quản lý như thuốc lá. Thiết nghĩ, xét ở cả hai phương diện tham chiếu quốc tế và góc độ pháp lý trong nước, việc quản lý thuốc lá làm nóng là điều có thể thực hiện ngay bên cạnh việc nghiên cứu quy định phù hợp cho các sản phẩm thuốc lá không khói còn lại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn