MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lời khuyên của chuyên gia về tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Tuệ An (Theo Boldsky) LDO | 23/06/2022 10:30
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ phụ khoa Riddhima Shetty, tiền sản giật là một tình trạng đáng lo ngại ở phụ nữ mang thai. Nó có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý những vấn đề về tiền sản giật và biết cách chăm sóc sức khỏe để quản lý tình trạng này.

1. Những vấn đề về tiền sản giật

Triệu chứng: Những triệu chứng của tình trạng này là các vấn đề về thị lực, đau đầu, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, khó thở và suy giảm chức năng gan.

Nguyên nhân: Các yếu tố gây ra tiền sản giật có thể là do đang mang thai nhiều hơn 1 con, tình trạng tự miễn dịch, bệnh thận, bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 trước khi mang thai, béo phì và cao huyết áp mãn tính.

Phụ nữ mang thai cần phải lưu ý những vấn đề về tiền sản giật. Ảnh: Boldsky.

Tác hại: Tiền sản giật nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến thận, gan và não của phụ nữ mang thai. Nó liên quan đến việc giữ nước và bài tiết protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối.

Nặng hơn nữa cũng có thể khiến nó biến chứng thành sản giật, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể, nguy cơ dẫn đến co giật và mất mạng.

Nguy hiểm hơn, tiền sản giật còn gây hưởng đến thai nhi trong bụng, huyết áp cao gây ra bong nhau thai (bong nhau sớm khỏi tử cung). Khi đó có thể bị chảy máu nhiều gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Đồng thời sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sinh non. Vì vậy, cần phải chủ động trong việc quản lý tình trạng này.

2. Chủ động trong việc quản lý tình trạng tiền sản giật:

Theo dõi huyết áp theo đề nghị của bác sĩ:  Nó nên được thực hiện thường xuyên, mọi thay đổi bất thường về huyết áp cần được thông báo cho bác sĩ điều trị.

Nên tới bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để quản lý tình trạng tiền sản giật. Ảnh: Boldsky. 

Chọn xét nghiệm máu: Giúp bạn kiểm tra sức khỏe thận và gan của mình. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hãy nhớ tránh tự dùng thuốc vì nó có thể gây rủi ro và làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.

Chế độ ăn uống: Cần đảm bảo có tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng. Ăn trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu lăng và đậu. Tránh thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ, đóng gói và chế biến sẵn. Cắt giảm carbohydrate, khoai tây, nước ép trái cây, cola, đồ ngọt, bánh kẹo và đồ tráng miệng.

Tập thể dục: Nên tập thể dục hàng ngày nhưng tránh tập nặng. Duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai. Giữ cho không căng thẳng bằng cách tập yoga và thiền. Hoặc bạn thậm chí có thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà bạn thích bao gồm vẽ tranh, làm vườn, học một ngôn ngữ mới hoặc chụp ảnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn