MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lựa chọn loại sữa chua nào phù hợp với bệnh nhân tiểu đường?

Quỳnh Anh (THEO EATTHIS) LDO | 08/09/2022 10:00

Sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn, nhưng bạn nên chọn loại nào nếu bị tiểu đường?

Sữa chua nguyên chất

Với mục tiêu là cắt giảm lượng đường, hãy lựa chọn tốt nhất là sữa chua nguyên chất. Sau đó, bạn có thể thêm trái cây của riêng mình để "làm ngọt" sữa chua một cách tự nhiên.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa protein (trong sữa chua) và carbohydrate từ trái cây. Bạn có thể bổ sung thêm hương vị bằng cách thêm các loại gia vị, hương liệu khác nhau (chiết xuất vani, quế, bạch đậu khấu).

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi thèm ngọt, thêm trái cây vào sữa chua nguyên chất là một cách làm lý tưởng. Ảnh: LĐO

Chọn loại ít chất béo hoặc không có chất béo

Khi quyết định chọn mua một loại sữa chua, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cũng như Hiệp hội Hướng dẫn Chế độ ăn uống khuyên bạn nên chọn sữa chua ít béo hoặc thậm chí là không có chất béo.

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp hai lần. Việc tiêu thụ sữa chua này rất quan trọng trong việc giúp cắt giảm tổng lượng chất béo bão hòa trong ngày của họ.

Giữ lượng đường bổ sung ở mức tối thiểu

Nếu bạn đang mắc kẹt giữa sữa chua nguyên chất và sữa chua có hương vị, liệu bạn có thể chọn loại có hương vị? Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi hương liệu không chứa thêm đường.

Trên nhãn dinh dưỡng, bây giờ bạn có thể thấy dòng "đường bổ sung". Sữa chua có đường tự nhiên trong lactose mà nó chứa. Tuy nhiên, bây giờ với việc bổ sung gần đây này, chúng ta có thể thấy các thương hiệu khác nhau đang sử dụng bao nhiêu đường thêm vào. Đối với đường bổ sung, khuyến nghị là 6 muỗng cà phê (24g)/ngày cho phụ nữ và 9 muỗng cà phê (36g)/ngày cho nam giới.

Các loại sữa chua giàu protein (chẳng hạn sữa chua Hy Lạp)

Sữa chua Hy Lạp đặc hơn và nhiều kem hơn sữa chua thông thường. Ngoài ra, nó có nhiều protein hơn sữa chua thông thường.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, có thêm một chút protein có thể có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, vì mục đích là để cân bằng lượng carbs, protein và chất béo. Với các bữa ăn kết hợp khác nhau, protein, đặc biệt là vào bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ có thể bị thiếu. Do đó, lượng protein bổ sung này có thể có lợi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn