MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồ họa: Thùy Dung

Lý do tuyệt đối không được nín thở khi chống đẩy

Thùy Dung (theo livestrong) LDO | 12/05/2024 10:00

Bài tập chống đẩy chỉ được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi người tập biết cách điều tiết và kiểm soát hơi thở một cách nhịp nhàng.

Việc kiểm soát hơi thở trong quá trình chống đẩy đảm bảo việc lưu thông máu, cung cấp ôxy đến các tế bào của cơ thể.

Dưới đây là một số mẹo để có thể kiểm soát hơi thở hiệu quả trong quá trình chống đẩy.

Chống đẩy và hít thở nhẹ nhàng

Duy trì nhịp thở đều đặn cần thiết là vô cùng quan trọng trong tập luyện thể thao, đặc biệt đối với động tác chống đẩy. Kỹ thuật chống đẩy đúng cách đòi hỏi người tập phải duy trì tư thế tốt và thân hình thẳng. Siết chặt các cơ cốt lõi, vùng đầu và cơ mông để ổn định cơ thể và duy trì tư thế chính xác, hạ thấp cơ thể.

Trong suốt quá trình thực hiện động tác tuyệt đối không được nín thở. Đặc biệt khi thực hiện đến động tác cuối của chu kỳ là lúc cơ bắp bắt đầu mỏi, hít thở đều sẽ giúp người tập đỡ cảm thấy mệt mỏi, cung cấp đầy đủ ôxy tới cơ bắp.

Nín thở khi đang tập trung vào một bài tập mới hoặc bài tập đầy thử thách, trong đó có chống đẩy là một sai lầm phổ biến. Làm như vậy sẽ ngăn cản lượng ôxy đến cơ bắp, kết quả là cơ bắp bị mỏi. Điều này có thể rất bất lợi cho quá trình tập luyện và thể lực của người tập.

Chống đẩy đúng cách mang lại hiệu quả tốt đối với cơ thể. Đồ họa: Thùy Dung

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến cáo người tập luyện chống đẩy, hãy hít vào khi hạ thấp cơ thể và thở ra khi bước vào thao tác khó nhất của bài tập và khi đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.

Chống đẩy và hít thở sâu bằng cơ hoành

Cơ hoành là một trong những cơ quan hô hấp giữ vai trò duy trì, ổn định hoạt động hô hấp. Nếu cơ hoành hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến thông khí ở phổi kém, dẫn tới việc tăng cường hoạt động để bù trừ ở các cơ hô hấp phụ. Vậy nên, trong quá trình chống đẩy, người tập nên áp dụng các phương pháp thở sâu để ôxy có thể đến cơ hoành, hỗ trợ làm giảm nhịp tim và giúp ổn định huyết áp.

Để thực hành kỹ thuật này, hãy nằm ngửa, gập đầu gối, đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng để có thể cảm nhận được sự thay đổi khi thở. Hít một hơi thật sâu qua mũi làm đầy phổi. Sau đó, thở ra và siết chặt cơ bụng để giúp đẩy không khí ra khỏi phổi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn