MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ăn hoa quả cũng là cách giảm bớt bệnh vẩy nến

Mắc bệnh vẩy nến “cạch mặt” những món ăn nào?

LH (ghi) LDO | 20/10/2017 15:04
Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh gây nên một vòng luẩn quẩn bệnh lý. 

Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh vẩy nến đã nhiều năm nay. Dù tôi đã khám, điều trị ở nhiều nơi, sử dụng nhiều thuốc khác nhau nhưng bệnh chỉ đỡ mà không khỏi hẳn. Mỗi lần thay đổi thời tiết, toàn thân mẩn ngứa, bong tróc rất khó chịu, đặc biệt việc ăn uống phải cẩn thận. Tuy nhiên, đến giờ tôi cũng chưa biết mình nên từ bỏ thức ăn nào. Hiện tôi chỉ biết một vài món hay ăn vào gây ngứa thì từ bỏ?

(Anh Trần Nhất Linh, ở thành phố Hải Dương)

PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương - trả lời:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ, có thể là liên quan đến gen, yếu tố môi trường, dị nguyên, vi khuẩn virus. 

Đối với vảy nến, bản thân người bệnh cần hiểu rõ, bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát rất tốt. 

Bệnh vẩy nến biến chứng khiến mưng mủ, bong tróc nhiều nơi trên cơ thể
Để hạn chế và phòng bệnh vảy nến, người dân cần tự điều chỉnh, cân bằng cuộc sống do bệnh vảy nến có liên quan đến chế độ sinh hoạt, stress, vấn đề tâm lý…  Cần tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...). Cần có cách sinh hoạt ăn uống để hạn chế bệnh tiến triển và tái phát bằng cách: Hàng ngày cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm. Không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh, vì có thể làm tăng các triệu chứng. Cần sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt. Sau khi tắm, thấm khô làn da sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Trong thời gian, thời tiết khô lạnh, có thể cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.

Người bệnh vẩy nến cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng... Đồ uống có chất kích thích: rược, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt... Đồ ăn có chứa nhiều chất béo như đường, sữa, mỡ, bơ, sô-cô-la, đồ ngọt tổng hợp... Ngoài ra, người bệnh vẩy nến phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm... Thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc...

Cần ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa về bổ sung một số loại thảo dược để giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn