MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngón tay được nối kịp thời

Máy cán tôn cắt đứt ngón tay, người bệnh may mắn thoát nạn

LH LDO | 25/03/2019 12:16

Bệnh nhân nữ (37 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội), bị máy cán tôn cán vào tay phải. Bệnh nhân cấp cứu vào Bệnh viện Xanh pôn (Hà Nội) trong tình trạng đứt rời búp ngón 1 (ngón cái) và đứt rời đốt 1,2 ngón 2 (ngón trỏ) tay phải.

Bệnh nhân được băng cầm máu, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc phòng uốn ván và bảo quản mảnh đứt rời trong nước đá. 

Tại Bệnh viện Xanh Pôn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nối ngón. Ca phẫu thuật diễn ra trong 4 giờ. TS Phạm Thị Việt Dung - Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, với ngón trỏ, các bác sĩ đã thực hiện nối ngón tay đứt rời cho người bệnh. Bệnh nhân được nối lại gân, mạch máu và dây thần kinh ngón bằng kỹ thuật vi phẫu.

Búp ngón 1 (ngón cái) vì đứt sát móng, khi động mạch nuôi ngón đã phân chia thành các nhánh rất nhỏ đi vào nuôi da và tổ chức dưới da nên không thể tái lập hồi lưu mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu, nên phần đứt rời này được các bác sĩ xử lý bằng cách lấy bỏ mẩu xương đầu, ghép lại da và tổ chức dưới da búp ngón bằng kỹ thuật ghép phức hợp. Thời gian đầu, mảnh ghép được nuôi bằng thẩm thấu sau vài ba tuần sẽ hình thành các tân mạch từ đầu mỏm cụt đi vào mảnh ghép.

Ngày 25.3, TS Phạm Thị Khánh Dung cho biết, sau ca ghép, hiện búp ngón 1 vẫn được băng ẩm để nuôi dưỡng bằng thẩm thấu, ngón 2 sau nối mạch đầu ngón hồng ấm, biểu hiện mạch máu thông tốt và sức sống của ngón sau nối.

Sau 1 tuần bệnh nhân bắt đầu được tập để khỏi dính gân sau mổ. Nếu bệnh nhân được tập phục hồi chức năng tốt, ngón tay sẽ cử động lại bình thường

Kỹ thuật vi phẫu ứng dụng trong trồng lại các phần cơ thể đứt rời (tay chân, da đầu mang tóc, mảnh môi mũi, tai, dương vật...) đã được triển khai và ứng dụng tại một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn...

Với các viện này, nối phần chi thể đứt rời không còn xa lạ nữa nhưng các cơ sở chủ yếu chỉ định cho các tổn thương lớn, ví dụ đứt rời toàn bộ cánh táy, bàn tay hay đứt rời toàn bộ (đứt tới gốc ngón) 1, 2 (ngón trỏ và ngón cái), còn các mẩu nhỏ chi thể đứt rời thường không được chú ý tới. Một lý do khác, khi mẩu đứt rời càng nhỏ mạch máu càng bé nên nguy cơ thất bại khi nối mạch càng cao.

Tuy nhiên, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Xanh Pôn) đã mở rộng chỉ định cho các trường hợp nối ngón cũng như chú trọng tới các biện pháp tạo hình khác như ghép lại búp ngón dạng ghép phức hợp, sử dụng các vạt da tại chỗ hoặc từ xa để che phủ đầu gần của tổn thương sao cho có thể giữ tối đa chiều dài mảnh chi thể đứt rời.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn