MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thời điểm ăn trong ngày cũng là điều hết sức quan trọng đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường. Ảnh đồ họa: Lam Anh

Mức chỉ số đường huyết ổn định của người trên 60 tuổi bị tiểu đường

Thanh Vân (Theo Healthline) LDO | 26/04/2023 18:00
Với người bệnh tiểu đường, việc nắm được mức chỉ số đường huyết an toàn là điều rất quan trọng, đặc biệt là những người cao tuổi mắc tiểu đường.

Theo Healthline, mỗi người cao tuổi sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau, vì vậy, chỉ số đường huyết an toàn của mỗi người sẽ khác nhau. 

Lượng đường huyết trong máu người cao tuổi khỏe mạnh thông thường lúc đói (trước khi ăn) dưới 7 mmol/l và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 – 11 mmol/l.

Theo các bác sĩ, việc duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định là điều rất cần thiết. Đặc biệt với người cao tuổi, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt luyện tập phù hợp theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn và chế độ tập luyện dành cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường:

1. Chế độ ăn phù hợp cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường

Tuyệt đối không nhịn ăn, không bỏ bữa nhất là bữa sáng.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đảm bảo 3 bữa chính và các bữa phụ đan xen.

Với những người cao tuổi có nguy cơ dễ bị hạ đường huyết nên mang theo kẹo hoặc các thanh ngũ cốc bên mình để ăn khi có dấu hiệu hạ đường huyết.

Người cao tuổi hay bị hạ đường huyết không uống rượu bia, đặc biệt không ăn mà uống rượu.

2. Chế độ tập luyện phù hợp cho người cao tuổi bị tiểu đường

Người cao tuổi có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh,... không nên làm việc hay tập luyện quá sức. Các chuyên gia khuyến cáo, nên đảm bảo thời gian tập luyện tối thiểu là 30 phút/ngày và 5 buổi/tuần.

Người cao tuổi bị tiểu đường, đặc biệt là những người dễ bị hạ đường huyết nên theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng phù hợp nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn