MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Muốn giảm axit uric, tránh xa bệnh gout, cần chú ý những điều sau

Quế Chi (Theo healthline.com) LDO | 18/11/2021 12:00

Hàm lượng axit uric cao được biết đến với tên gọi khác là tăng axit uric máu. Điều này có thể dẫn đến bệnh gout – căn bệnh gây ra đau khớp xương.

Axit uric là chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hoá những thực phẩm chứa chất purine (thường có hàm lượng cao trong những đồ ăn, thức uống như thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn…). 

Bình thường, cơ thể lọc và đào thải axit uric qua thận và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều chất purine trong khẩu phần ăn của mình, hoặc cơ thể không thể loại bỏ axit uric đủ nhanh, axit uric sẽ tồn lại trong máu. 

Axit uric có thể hình thành trong cơ thể bạn với nhiều nguyên nhân: Chế độ ăn, gen, béo phì hoặc thừa cân, stress. Ngoài ra, những vấn đề về sức khoẻ sau có thể dẫn đến hàm lượng axit uric cao trong cơ thể: các căn bệnh về thận; đái tháo đường; suy tuyến giáp; một vài loại bệnh ung thư hoặc quá trình hoá trị liệu; bệnh vảy nến. 

Sau đây là những cách để làm giảm axit uric một cách tự nhiên trong cơ thể, từ đó tránh được nguy cơ bị bệnh gout: 

Hạn chế dùng những đồ ăn giàu chất purine 

Bạn có thể giới hạn những loại thức ăn giàu chất purine trong chế độ ăn của mình. Những loại thức ăn này bao gồm một số loại thịt, hải sản và cả một số loại rau. Những loại thức ăn này sẽ thải ra axit uric trong quá trình tiêu hoá.

Tránh xa đường  

Trong khi axit uric thường có mối liên hệ với những thực phẩm giàu protein, các nghiên cứu gần đây cho thấy đường có thể là một nguyên nhân tiềm tàng. Đường fructose là một loại chính của đường đơn có trong thực phẩm đã qua chế biến và tinh chế. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loại đường này có thể dẫn đến tăng cao hàm lượng axit uric.  

Uống nhiều nước hơn 

Uống nhiều nước giúp thận của bạn đẩy nhanh axit uric ra ngoài cơ thể hơn. Hãy luôn giữ bên mình một chai nước để có thể dùng bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể hẹn giờ mỗi tiếng 1 lần để uống nước.  

Tranh xa đồ uống có cồn  

Uống đồ uống có cồn khiến bạn khát nước hơn. Điều này có thể gây nên tình trạng hàm lượng axit uric cao. Điều này xảy ra bởi thận ưu tiên thải lọc những chất sinh ra trong máu do uống rượu thay vì đào thải axit uric và các chất thải khác.  

Giảm cân  

Thừa cân có thể khiến tăng hàm lượng axit uric. Các tế bào chất béo sản xuất ra nhiều axit uric hơn là các tế bào cơ. Thêm nữa, thêm cân đồng nghĩa với việc thận của bạn sẽ khó khăn hơn trong việc đào thải axit uric. 

Cân bằng lượng insuline trong cơ thể  

Insulin là một loại hormone rất cần thiết để chuyển đường từ máu vào các tế báo – nơi cung cấp năng lượng cho mọi chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, có quá nhiều insuline có thể dẫn đến việc có thể có quá nhiều axit uric, cũng như dẫn đến tăng cân.  

Tăng thêm chất xơ trong bữa ăn của bạn  

Ăn thêm nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn đào thải tốt axit uric. Chất xơ có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và lượng insuline. Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ còn giúp bạn tăng cảm giác no, từ đó, giảm nguy cơ ăn quá nhiều. 

Giảm stress  

Stress, thức khuya, tập luyện quá ít có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể - điều có thể dẫn đến việc tăng hàm lượng axit uric.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn