MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hỉnh ảnh ung thư tế bào hắc tố: màu sắc không đồng đều, bờ không rõ và không đều, có loét. Ảnh: TS.BS Nguyễn Hữu Quang

Ngón chân đen đầu chữa 2 năm không ra bệnh, hoá mắc ung thư

Lệ Hà LDO | 25/01/2024 11:25

Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.P (sinh năm 1956 ở Thanh Hoá) trong tình trạng ngón chân có mảng màu đen, loét, rỉ dịch và chảy máu, đau nhẹ. Bệnh nhân đã đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, nhưng tình trạng không đỡ. Kết quả bệnh nhân mắc ung thư hắc tố.

Theo lời bệnh nhân kể, khoảng 2 năm nay xuất hiện tổn thương màu đen vùng móng - da ngón 1 chân phải, theo thời gian tổn thương màu đen tăng dần về kích thước, không đau và sần sùi, loét rỉ dịch.

Cách thời điểm nhập viện 11 tháng, bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện nhưng bệnh không thuyên giảm. Tiếp theo, bệnh nhân có tới khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến cao hơn, nhưng kết quả cũng không được cải thiện.

Ngày 16.1 vừa qua, bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm, chụp dermoscopy - một xét nghiệm đặc thù trong chuyên ngành Da liễu có thể phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư da.

Sau quá trình khám và xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ là ung thư tế bào hắc tố ngón chân phải. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện để thực hiện cắt toàn bộ tổn thương màu đen và xét nghiệm mô bệnh học nhằm khẳng định chắc chắn bệnh ung thư tế bào hắc tố. Sau vài ngày, đã có kết quả giải phẫu bệnh khẳng định là ung thư tế bào hắc tố.

TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ung thư tế bào hắc tố là một trong loại ung thư ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa nhưng nếu được phát hiện sớm thì kết quả điều trị khỏi.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tế bào hắc tố là các tổn thương màu đen với kích thước >6mm, tiến triển về kích thước, không đồng nhất về màu sắc bất kỳ vị trí nào da và niêm mạc, nhưng đối với người Việt Nam thường xuất hiện tại các vị trí đầu cực như bàn, ngón chân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn