MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Ngưng thở khi ngủ - "sát thủ” thầm lặng nhưng ít người quan tâm

HƯƠNG SƠN LDO | 21/04/2022 20:00
TPHCM -  Ngưng thở khi ngủ là hội chứng phổ biến, lâu dài khiến bệnh nhân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, thậm chí là tử vong đột ngột. 

Anh C.C.N (quận 1, TPHCM) là một nhân viên văn phòng. Anh N. cho biết mình có tình trạng đang ngủ nhưng giật mình thức giấc vì có cảm giác ngưng thở đột ngột, khiến anh vô cùng mệt mỏi vì tình trạng này kéo dài.  

“Có nhiều làn đột ngột ngưng thở và khi tôi đo SpO2 tụt xuống 90-92%, những lúc đó tôi không dám ngủ tiếp mà phải tập hít thở 10 phút, khi đo SpO2 lên trở lại 97-98% rồi tiếp tục tập thở thêm 30 phút nữa mới ngủ được ngon từ 2h -5h30 sáng nên rất lo lắng”, anh N chia sẻ. 

ThS.BS Vũ Trần Thiên Quân -Phó Tổng thư ký, Hội Y học giấc ngủ Việt Nam. Ảnh: NTL

ThS.BS Vũ Trần Thiên Quân -Phó Tổng thư ký, Hội Y học giấc ngủ Việt Nam cho biết, hội chứng ngưng thở khi ngủ là hội chứng khi đường thở bị đóng lại hoàn toàn. Bởi con người khi ngủ, các cơ sẽ có xu hướng mềm hơn, thư giãn dễ ngủ, chính việc này đã làm cho việc thở dễ bị đóng lại, tắc nghẽn hơn khi ngủ. 

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân chính gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Có bệnh nhân amidan lớn, khiến chèn vào đường thở nên gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Cũng có những người không có amidan lớn nhưng cũng mắc hội chứng này, nguyên nhân có thể họ bị hẹp đường thở bẩm sinh, thậm chí có nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân. 

Bên cạnh đó, người béo phì thường đi kèm vòng cổ to, chèn ép họng làm hẹp đường thở, tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với người không béo phì. Sử dụng bia, rượu, thuốc an thần trước khi ngủ làm tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Cũng theo ThS.BS Vũ Trần Thiên Quân, tỷ lệ nam giới mắc hội chứng này nhiều hơn nữ giới, tần suất dao động tuổi 50 từ 5-10%, còn 14% là những người dưới 30-40 tuổi. 

Khi xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ, bệnh nhân bị thiếu oxy máu, buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị căng thẳng, tăng huyết áp, đường huyết. Về ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng tức thì, mệt mỏi, nhức đầu, có biến chứng lâu dài tăng nguy cơ tử vong hơn người bình thường, tăng huyết áp, suy tim, thậm chí là đột quỵ.

Để chẩn đoán và điều trị sớm, phần lớn bệnh nhân sẽ được nội soi tai mũi họng, xem có amidan to hay không. Chỉ định bệnh nhân đo tuyến giấc ngủ với các thiết bị máy móc hỗ trợ đo, khi đó, bệnh nhân ngủ qua đêm ở trong cơ sở y tế, thời gian ngủ 21h đến 6h sáng hôm sau, lúc này sẽ phát hiện bệnh nhân có mắc bệnh hay không, ở mức độ nặng hay nhẹ để có can thiệp điều trị kịp thời.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn