MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Người có axit uric cao tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thùy Dung (dịch The Healthsite) LDO | 28/06/2024 10:06

Người có axit uric cao có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cao hơn.

Axit uric làm tăng nguy cơ mắc suy tim

Theo nghiên cứu của Đại học Duke trên hơn 17.000 bệnh nhân, một trong những biến chứng của người có nồng độ axit uric cao là tiềm ẩn nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc đau tim. Thậm chí, người đã mắc gout ở bất cứ giai đoạn nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ tử vong do suy tim cao gấp đôi so với những chưa mắc bệnh.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatism khẳng định bệnh gout là yếu tố nguy gây nên cơn đau tim, ngay cả ở nam giới không có tiền sử bệnh tim mạch. Tương tự, nghiên cứu của Trường Y Đại học Stanford cho thấy nồng độ axit uric cao làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim mạch.

Axit uric cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đồ họa: Thùy Dung

Mặc dù nguyên nhân chính xác khiến nồng độ axit uric trong máu chi phối đến sức khỏe tim mạch chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thuyết. Có thể do khi axit uric tăng cao gây rối loạn chức năng nội mô, làm giảm sản xuất oxit nitric - dẫn đến tổn thương tim.

Bên cạnh đó, nồng độ axit uric cao trở thành tác nhân gây viêm. Khi tình trạng viêm và đau đớn kéo dài mà không được can thiệp đúng cách có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến suy tim.

Cách giảm nguy cơ biến chứng khi axit uric tăng cao

Dưới đây là những việc làm bắt buộc người bệnh cần áp dụng trong thời kỳ axit uric tăng cao:

Tránh sử dụng thực phẩm có hàm lượng purin cao

Đối với người có hàm lượng axit uric máu cao, nên hạn chế sử dụng các loại thịt nội tạng, thịt đỏ, hải sản như cá mòi, cá hồi, cá trích và đậu, đặc biệt là các loại khô. Bên cạnh đó, người bệnh không nên uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất.

Người axit uric cao nên duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học để giảm thiểu biến chứng. Đồ họa: Thùy Dung

Uống nhiều nước

Axit uric dư thừa được đào thải chủ yếu qua đường tiểu. Vì vậy, thói quen uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đảm bảo hệ bài tiết hoạt động hiệu quả và giúp tăng lượng axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh gout hoặc người có axit uric cao. Vì vậy, người bệnh cố gắng giữ một tinh thần khỏe mạnh, lạc quan, thường xuyên tập luyện thể thao, ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt điều độ...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn