MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Người trẻ dễ đột quỵ khi bị đau đầu, mất ngủ kéo dài

MẠNH HOẠT LDO | 28/09/2022 08:00
Tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ở nước ta không ngừng gia tăng. Điều này có liên quan đến tình trạng mất ngủ, đau đầu kéo dài do lưu lượng máu, oxy và dưỡng chất lên não bị gián đoạn. 

Thiếu máu lên não khiến người trẻ dễ đột quỵ

Không chỉ xảy ra ở người già, đột quỵ thời gian gần đây còn tấn công nhiều người trẻ và trung niên. Các thống kê tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Báo cáo đăng trên tạp chí Đột quỵ chỉ ra, có khoảng 10 - 15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18 – 50. 

Đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu đến não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Tuy nhiên, đây lại là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó như: đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thường xuyên căng thẳng, áp lực trong công việc, lối sống thiếu lành mạnh… Các yếu tố này xảy ra phổ biến ở người trẻ tuổi.

Đau đầu kéo dài làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi. Ảnh: Shutterstock 

Một nghiên cứu ghi nhận, mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 – 34.

Nghiên cứu khác tiến hành trên 2.125 bệnh nhân đột quỵ (nhóm 18 - 55 tuổi) cho kết quả, lười vận động chiếm 59,7% số ca đột quỵ, tăng huyết áp chiếm 27,1%, lạm dụng rượu bia chiếm 17,5%, hút thuốc lá chiếm 12,8%. 

Lý giải nguyên nhân sâu xa khiến tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng, chuyên gia Nguyễn Văn Liệu (Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, khi cơ thể stress kéo dài, đau đầu thường xuyên, mất ngủ liên tục, thói quen sống thiếu khoa học… cơ thể sẽ sản sinh nhiều gốc tự do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối, khiến lòng mạch thu hẹp và cản trở máu đến não. Thời gian bị tắc nghẽn càng lâu, tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ càng trở nên suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến cơn đột quỵ.  

Đáng lo ngại là hầu hết ca đột quỵ ở người trẻ đều không có triệu chứng báo trước. Giai đoạn sớm là thiếu máu lên não, biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác và dẫn đến chủ quan. Điều này dẫn đến điều trị trễ, khó phòng ngừa, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong do đột quỵ. 

Lưu thông máu não giúp ngăn chặn đau đầu, đột quỵ hiệu quả

Để phòng đột quỵ, người trẻ cần chú ý tăng cường máu lên não ngay khi có dấu hiệu sớm như đau đầu, mất ngủ bằng cách cung cấp dưỡng chất có khả năng chống gốc tự do, điều hòa máu não, kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh. Nhờ đó, bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, tăng cường chức năng não bộ.

Chuyên gia Nguyễn Văn Liệu cho biết, nhờ quá trình nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra bộ đôi hoạt chất sinh học Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (việt quất) có cấu trúc phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do. Các chất này còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa mạch máu và huyết khối, khơi thông dòng máu lên não.

Bộ đôi Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) giúp cải thiện chứng đau đầu, mất ngủ, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Ảnh: Ecogreen 

Đồng thời, hoạt chất Bilobalide trong Ginkgo Biloba (bạch quả) cũng được chứng minh là có khả năng làm tăng tính thấm hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất đặc hiệu từ Blueberry tiến vào não nhanh hơn. Sự kết hợp giữa Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV) đem lại hiệu quả hiệp đồng chống gốc tự do ưu việt, hoạt huyết não tốt hơn, giúp giảm đau đầu, cải thiện mất ngủ, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ từ gốc.

Song song đó, để phòng ngừa đột quỵ, người trẻ cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực: Ngủ sớm, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ; tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/lần mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần; có kế hoạch giải tỏa stress khi bị căng thẳng, lo âu quá mức; hạn chế sử dụng rượu bia, cai thuốc lá… 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn