MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thiếu máu khi mang thai

THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH) LDO | 17/04/2024 18:00

Thiếu máu khi mang thai là bệnh thường gặp với những triệu chứng điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở. Việc duy trì sự cân bằng lượng sắt trong cơ thể là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi mang thai.

Thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu là tình trạng máu của bạn không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố để mang oxy đến các mô của cơ thể.

Theo tiến sĩ Apurva Gupta, Chuyên gia tư vấn Sản phụ khoa tại Daffodils của Artemis East Of Kailash, New Delhi, tại Ấn Độ cho biết: "Khi mang thai, tình trạng thiếu máu có thể xảy ra do lượng máu tăng lên và nhu cầu về sắt của cơ thể. Nó có thể gây ra các biến chứng như sinh non, nhẹ cân và tử vong mẹ nếu không được điều trị.”

Việc bổ sung sắt và điều chỉnh chế độ ăn uống là cần thiết để kiểm soát tình trạng thiếu máu khi mang thai và giảm thiểu tác dụng phụ của nó đối với cả mẹ và thai nhi đang phát triển.

Nguyên nhân

Theo bác sĩ Gupta, lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể khi mang thai có thể làm loãng hồng cầu và huyết sắc tố. Mang thai cũng làm tăng nhu cầu sắt của cơ thể để hỗ trợ thai nhi và nhau thai đang phát triển.

Chế độ ăn uống không đủ chất sắt và folate sẽ gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu và sự thiếu hụt nó có thể gây ra một loại bệnh thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Một số bệnh mạn tính như thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm và rối loạn tự miễn dịch cũng có thể khiến phụ nữ mang thai bị thiếu máu.

Dấu hiệu cảnh báo

-Mệt mỏi

-Chóng mặt

-Hụt hơi

-Da nhợt nhạt

-Tim đập loạn nhịp

-Đau ngực

-Đau đầu

Những lựa chọn điều trị

Tiến sĩ Gupta cho biết: “Điều trị bệnh thiếu máu khi mang thai liên quan đến việc bổ sung lượng sắt dự trữ mà không gây hại cho em bé. Nên bổ sung sắt dưới dạng sắt sunfat, gluconate sắt hoặc sắt fumarate, thường được dùng cùng với vitamin C để tăng cường hấp thụ”.

Nên điều chỉnh chế độ ăn uống như tăng tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt như thịt, rau xanh, đậu và ngũ cốc tăng cường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn