MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng rùng mình?

Hồng Nhật (T/H) LDO | 06/03/2021 10:25

Những tác động từ bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rùng mình, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

Khi cơ thể bị lạnh

Hiện tượng rùng mình xuất hiện khi nhiệt độ môi trường xung quanh đột ngột giảm xuống mức mà cơ thể cảm thấy thoải mái.

Rùng mình có thể tăng cường sản sinh nhiệt bề mặt của cơ thể lên khoảng 500 phần trăm.

Tuy nhiên, rùng mình hay run rẩy chỉ có thể làm bạn ấm lên trong một thời gian. Sau một vài giờ, khi cơ bắp hết glucose (đường) để làm nhiên liệu và sẽ trở nên quá mệt mỏi để co lại và thư giãn.

Nhiệt độ khiến cơ thể rùng mình khác nhau theo từng đối tượng. Thông thường trẻ em có thể bắt đầu run khi phản ứng với nhiệt độ ấm hơn so với người lớn.

Sự nhạy cảm của cơ thể với nhiệt độ lạnh cũng có thể thay đổi theo tuổi tác hoặc do những lo lắng về sức khỏe.

Ví dụ như các bệnh về tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), thì sẽ cảm thấy lạnh và khả năng rùng mình cao hơn những người không có tình trạng này.

Lượng đường trong máu không ổn định

Lượng đường trong máu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rùng mình hoặc run rẩy. Đồ họa: Hồng Nhật

Lượng đường trong máu giảm có thể gây ra phản ứng run rẩy.

Ngoài ra, với những người gặp phải các bệnh như tiểu đường làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể thì thường dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Lượng đường trong không ổn định có thể ảnh hưởng đến cơ thể của từng người theo những cách khác nhau.

Nếu không run hoặc rùng mình, thì cơ thể có thể đổ mồ hôi, cảm thấy lâng lâng hoặc tim đập nhanh.

Tỉnh dậy sau khi gây mê

Cơ thể có thể rùng mình không kiểm soát được khi thuốc mê hết tác dụng và tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật.

Hiện tượng trên có thể do cơ thể vừa bị giảm nhiệt một cách đáng kể sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, việc nằm trong phòng mổ được giữ mát trong thời gian dài cũng khiến thân nhiệt bị giảm xuống. Gây mê toàn thân cũng có thể cản trở việc điều chỉnh nhiệt độ bình thường của cơ thể bạn. Do đó, khi tỉnh dậy dễ gây ra hiện tượng này.

Cảm giác sợ hãi

Theo Healthline, đôi khi phản ứng rùng mình không nhất thiết phải liên quan đến vấn đề sức khỏe hay thay đổi của nhiệt độ xung quanh.

Thay vào đó, mức adrenaline (một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm) tăng đột biến có thể khiến bạn rùng mình.

Nếu cơ thể sợ hãi đến mức bắt đầu run rẩy, thì đó là phản ứng của việc adrenaline đang tăng nhanh trong máu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn