MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nguyên nhân và cách chữa ngứa ngón tay

ÁNH NHIÊN (T/H) LDO | 05/11/2021 09:00
Đa số các trường hợp ngứa ngón tay đều không nghiêm trọng và thường sẽ nhanh hết khi chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì có thể đây là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngón tay như:

Bệnh ghẻ

Kẽ ngón tay ngón chân là khu vực rất dễ nhiễm bẩn nên ghẻ thường đến ký sinh. Tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu, có chiều hướng tăng vào ban đêm.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị viêm và kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân kích thích hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc ở ngón tay như: Ngứa ngáy, khó chịu khắp ngón tay và bàn tay, viêm ngón tay, da khô và bong tróc thành từng mảng....

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng bệnh do tổn thương thần kinh gây ra, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm cả tay và chân. Bệnh có thể là kết quả của một chấn thương, nhiễm trùng, phơi nhiễm chất độc hoặc các vấn đề về trao đổi chất.

Đặc biệt, ngứa đầu ngón tay cũng là một trong những biến chứng thường gặp của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nguyên nhân là do tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao không kiểm soát, dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên.

Ngứa ngón tay do bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một dạng chàm đặc biệt làm phát triển của các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Người bệnh thường được chẩn đoán có liên quan đến các yếu tố như căng thẳng, kích ứng da và dị ứng theo mùa.

Bệnh vảy nến gây ngứa ngón tay

Bệnh vảy nến là một tình trạng làm cho các tế bào da tích tụ nhanh chóng, dẫn đến hình thành các mảng da bong tróc, gây ngứa ở vùng da bị ảnh hưởng. Bệnh có thể xuất hiện ở các khu vực khác nhau của cơ thểi, bao gồm cả ngón tay và móng tay.

Bệnh ghẻ gây ngứa ngón tay

Ghẻ là bệnh ngoài da dễ lây lan, bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây ra. Những con côn trùng này thường đào hang và đẻ trứng tại các khu vực có nếp gấp da như ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay và bộ phận sinh dục.

Khắc phục tình trạng ngứa ngón tay tại nhà

Tình trạng ngứa ngón tay có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị tại nhà như: Rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng dịu nhẹ; Lau khô tay sau khi rửa tay; Ngâm ngón tay bằng nước mát để giảm ngứa; Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có khả năng gây kích ứng...

Chườm lạnh

Đặt một miếng vải mát hoặc một túi nước đá lên lòng bàn tay trong 5–10 phút có thể giúp giảm cảm giác ngứa.

Sử dụng thuốc bôi steroid

Corticosteroid (kê đơn hoặc không kê đơn) có thể giúp giảm tình trạng đỏ và ngứa dữ dội ở lòng bàn tay.

Giữ ẩm da tay

Bạn nên thường xuyên giữ ẩm da tay có thể giúp giảm ngứa tay. Để hiệu quả hơn, bạn nên bảo quản kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên sử dụng thuốc bôi, kem diệt khuẩn để điều trị tình trạng ngứa. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn