MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nguyên tắc dinh dưỡng vàng trong phòng chống ung thư

Kim Nhung (T/H) LDO | 25/01/2021 13:00
Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản trong phòng ung thư, được cập nhật từ các viện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Béo phì là nguyên nhân thứ hai gây nguy cơ mắc ung thư cao (chỉ sau hút thuốc lá). Do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Bằng cách kiểm soát trọng lượng, phòng ngừa bệnh béo phì kết hợp với chế độ ăn uống khoa học trong bữa ăn, bao gồm: 1/2 khẩu phần là rau, hoa quả; 1/4 khẩu phần là ngũ cốc nguyên cám và 1/4 khẩu phần còn lại là đạm “tốt”.

Đồng thời hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao như thức ăn nhanh, nước ngọt,... vì chúng sẽ dễ khiến bạn tăng cân.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Ảnh: LĐO

Ăn nhiều rau củ quả

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ăn nhiều trái cây và rau cải có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư miệng, cổ họng, thanh quản và phổi.

Trong trái cây và rau củ có chứa nhiều chất có khả năng làm giảm khả năng sự phát triển của các khối u, như: Các nhóm chất có hoạt tính kháng ung thư carotenoid, folate, vitamin C, vitamin E, chất xơ (có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%), chất tống tăng sinh mạch máu,...

Không nên ăn mặn

Thói quen ăn mặn đã khiến chúng ta vô tình làm gia tăng đáng kể lượng muối ăn vào hàng ngày, kết quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều bệnh mạn tính khác.

Đặc biệt, ăn mặn còn ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ ung thư dạ dày. Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Muối, đồ mặn chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn HP.

Hạn chế các đồ chiên xào, nướng

Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp sốc nhiệt như chiên, xào, nướng,... thường sinh ra các chất làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, nhất là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo (dầu mỡ), và các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ càng cao thì càng dễ sinh ra nhiều các chất độc hại gây ung thư.

Trong quá trình chế biến, các nhóm chất aldehyde độc hại lại dễ bay hơi, do đó người trực tiếp chế biến sẽ tiềm ẩn thêm nguy cơ ung thư phổi do hít phải các chất này trong thời gian dài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn