MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên gia hỗ trợ, tư vấn chuyên môn cho các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật cho các trẻ đã được khám sàng lọc. Ảnh: Trà My

Nhiều trẻ bị dị tật tiết niệu và sinh dục chưa được phát hiện sớm

Hà Lê LDO | 12/11/2023 18:59

Các dị tật bẩm sinh như tim, chi… được phát hiện từ khi trước sinh và can thiệp khi sinh, nhưng dị tật tiết niệu sinh dục nếu không có biểu hiện ra ngoài thì rất khó phát hiện sớm.

Lỗ tiểu thấp là một trong những dị tật bẩm sinh liên quan đến tiết niệu và sinh dục ở trẻ nhỏ. Đây là một dị tật không quá hiếm gặp, tỉ lệ mắc 1/300 trẻ nam. Trung bình mỗi năm, khoa Ngoại Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương) thực hiện từ 200-250 ca phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp.

Dị tật lỗ tiểu thấp tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây bất tiện đến các vấn đề liên quan sinh hoạt của trẻ. Mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào thể dị tật mà trẻ mắc phải.

Tại Hội nghị quốc tế về phẫu thuật - phục hồi chức năng dị tật tiết niệu - sinh dục do Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp cùng Hiệp hội Tiết niệu nhi châu Âu và Chương trình Thiện Nhân tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho biết thông tin trên.

Tại hội nghị, các chuyên gia hàng đầu thế giới từ Italy, Anh, Pháp và Australia, cùng các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam đã có các báo cáo về cơ chế bệnh sinh, tổn thương giải phẫu và các phương pháp phẫu thuật hiện đại cho nhóm dị tật sinh dục tiết niệu phức tạp. Các chuyên gia quốc tế đã thực hiện 4 ca phẫu thuật điển hình với 2 vấn đề chính: Lỗ tiểu lệch thấp và bàng quang lộ ngoài.

Theo PGS.TS Phạm Duy Hiền, những dị tật như bàng quang lộ ngoài, ổ nhớp lộ ngoài và những biến thể của nó là những dị tật vô cùng phức tạp cho các phẫu thuật viêm tiết niệu, phẫu thuật viên tiêu hoá, phẫu thuật viên chỉnh hình. Để làm sao phục hồi được chức năng giải phẫu cũng như tìm được chức năng sống và đặc biệt chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật là chặng đường dài.

"Dị tật tiết niệu và sinh dục không hiếm gặp - nhưng chúng thường xuyên trở thành một chủ đề khó đề cập, với ngay cả bệnh nhi và gia đình. Nhiều bạn nhỏ, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, đã âm thầm chịu đựng sự dày vò của những dị tật “tế nhị” này suốt thời gian trưởng thành. Nỗi đau đến từ cả thể chất của bản thân lẫn dị nghị của xã hội. Chúng trở thành các di chứng tinh thần lâu dài", PGS.TS Phạm Duy Hiền nói.

Như trường hợp của bé V.D, 30 tháng tuổi, ở Hải Dương. Ngay từ khi sinh ra, bác sĩ sản khoa đã thông báo về tình trạng dị tật bộ phận sinh dục của bé và tư vấn gia đình nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa tiết niệu nhi để khám và điều trị dị tật. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ đánh giá tình trạng dị tật của bé ở thể nặng, lỗ tiểu ở gốc dương vật, phải chờ đến khi bé 2 tuổi mới thực hiện phẫu thuật được.

“Vì lỗ tiểu của con ở gốc dương vật nên con không thể đi tiểu giống các bạn nam mà ngồi tiểu giống các bạn gái. Mỗi lần vệ sinh cho con, “em bé” của con bị cong, nhỏ” - mẹ bé V.D chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn