MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nước cốt dừa có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên những người bị dị ứng cũng cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Đồ họa: Thanh Hằng

Những điều cần biết khi ăn dừa, dầu dừa bị nôn, phát ban

Thanh Vân (Theo Healthline) LDO | 22/04/2023 20:00
Dị ứng với dừa hoặc dầu dừa là một bệnh lý rất đáng lưu ý với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, phát ban, hay thậm chí là sốc phản vệ.

Tuy là một loại quả với nhiều dinh dưỡng và lợi ích nhưng đối với những người bị dị ứng với dừa, đây là một tình trạng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

1. Triệu chứng dị ứng dừa/ dầu dừa

Triệu chứng của dị ứng dừa/ dầu dừa cũng cũng có những biểu hiện phổ biến khác như buồn nôn, nôn mửa, mẩn ngứa, nổi mề đay, chàm da, tiêu chảy, phát ban, và nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ (nếu bệnh nhân thở khò khè, khó thở, đây là trường hợp nguy hiểm đe doạ tính mạng)

Một số người bị dị ứng dầu dừa sẽ gặp tình trạng phát ban, phòng rộp trên da hoặc viêm da, đặc biệt khi tiếp xúc với các mỹ phẩm chứa dầu dừa.

2. Phòng tránh dị ứng dừa/ dầu dừa

Khi sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu, xà phòng, chất tẩy rửa,.. có nguồn gốc từ dừa, người dùng có thể gặp các bệnh lý như viêm da tiếp xúc dị ứng, thông qua tiếp xúc với các chất có nguồn gốc từ dừa như coconut diethanolamide, cocamide sulfate, cocamide DEA, và CDEA.

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện sau 1-2 ngày tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khi gặp các triệu chứng của viêm da tiếp xúc, người dùng có thể test áp bì (sử dụng miếng dán để test dị ứng) và điều trị dứt điểm trong vài ngày. 

Dị ứng dừa/ dầu dừa là một hiện tượng hiếm, chủ yếu là dị ứng với protein dừa. Người bị dị ứng nên phòng ngừa trường hợp dị ứng chéo, khi cơ địa bị dị ứng dễ dị ứng với các thực phẩm có protein tương tự. Trong phần lớn trường hợp, người bị dị ứng hạt cây vẫn có thể sử dụng dừa, nhưng các phụ huynh cần cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn dừa.

Dừa/ dầu dừa hiện hữu trong nhiều sản phẩm thông dụng như bắp rang bơ, bánh ngọt, mỹ phẩm,... nên người bị dị ứng dừa/ dầu dừa hay phụ huynh có con bị dị ứng cần kiểm tra kỹ sản nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. 

3.Làm gì khi gặp phải triệu chứng dị ứng dừa/ dầu dừa

Nếu gặp các triệu chứng của dị ứng dừa, hãy bắt đầu ghi chép về chế độ ăn và phản ứng của bản thân trước khi gặp bác sĩ, bao gồm liệt kê chi tiết về các loại thực phẩm, gia vị đã sử dụng.

Đồng thời, cần ghi lại các phản ứng của cơ thể sau mỗi khi sử dụng mỗi loại thực phẩm/ sản phẩm hàng ngày, ví dụ như bị phát ban sau 1 giờ ăn thịt gà với gia vị dầu dừa, hay nổi mẩn đỏ sau khi đổi loại bột giặt hay phương pháp làm đẹp mới. Ghi lại nhật ký về sự thay đổi của bản thân là một cách hiệu quả để theo dõi về các triệu chứng của bản thân và giúp quá trình trao đổi với bác sĩ cũng như xét nghiệm được chuẩn xác hơn.

Tuy nhiên, với các triệu chứng xuất hiện nghiệp trọng và xuất hiện tức thì sau khi tiếp xúc chất dị ứng như khó thở cần gọi cấp cứu ngay. 

Nếu bị dị ứng dừa/ dầu dừa, người bệnh nên hạn chế uống nước dừa vì các dưỡng chất trong nước nừa như Vitamin D, canxi, các loại vitamin.. có thể kích thích tình trạng dị ứng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sứng tấy,..

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn